TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong buổi lễ ra mắt bức chân dung của mình tại Viện dân biểu tiểu bang Nam Carolina, triệu phú, chuyên gia tài chính Bernard Baruch đã dùng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” để mô tả mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cụm từ này đã trở thành một trụ cột trong ngôn ngữ ngoại giao của Mỹ trong suốt hơn 40 năm sau đó.

Baruch là cố vấn Tổng thống về các vấn đề chính sách kinh tế và đối ngoại dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Năm 1919, ông là một trong những cố vấn của Mỹ tại Hội nghị Hòa bình Paris chấm dứt Thế chiến I. Trong những năm 1930, ông thường xuyên tư vấn cho Franklin D. Roosevelt và các nghị sĩ về tài chính và các vấn đề trung lập quốc tế. Sau Thế chiến II, ông tiếp tục là một cố vấn được tin cậy trong chính quyền mới của Harry S. Truman.

Tuy nhiên, bài phát biểu tháng 4 năm 1947 của ông diễn ra trong một bối cảnh khác. Bức chân dung của Bernard Baruch, một người chính gốc Nam Carolina, sẽ được treo tại Viện dân biểu của tiểu bang, và Baruch được mời tới để ra mắt. Đa số khách tham dự chỉ nghĩ ông sẽ phát biểu đôi lời ngắn gọn, nhưng thay vào đó, Baruch đã chỉ trích mạnh mẽ những vấn đề lao động công nghiệp trong nước. Ông tuyên bố, chỉ khi nào người lao động và quản lý “đoàn kết” thì Mỹ mới có thể hy vọng về vai trò là một thế lực lớn mà nhờ đó “thế giới có thể đổi mới cả về vật chất cũng như tinh thần.” Ông kêu gọi cho tuần làm việc dài hơn, các nghiệp đoàn cam kết không đình công, và quản lý cam kết không sa thải nhân viên. Giới doanh nghiệp và công nghiệp Mỹ bức thiết phải xích lại gần nhau, Baruch cảnh báo.

“Đừng để mình bị lừa gạt – chúng ta hôm nay đang đứng giữa một cuộc chiến tranh lạnh. Kẻ thù của chúng ta hiện diện ở cả trong và ngoài nước. Đừng bao giờ quên điều này: Tình trạng bất ổn của chúng ta là trung tâm của sự thành công của họ. Hòa bình thế giới là hy vọng và là mục tiêu của hệ thống chính trị của chúng ta; nó là sự tuyệt vọng và thất bại của những ai chống lại chúng ta. Chúng ta chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình.”

Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” lập tức được các báo và tạp chí Mỹ chấp nhận như một cụm từ miêu tả thích hợp về tình hình giữa Hoa Kỳ và Liên Xô khi đó: một cuộc chiến dù không phải đánh nhau hay đổ máu, nhưng dù sao vẫn là một cuộc chiến.

OTHER NEWS

Từ nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam phải đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân. Sự rạn nứt giữa quan lại với nho sĩ trở nên quyết liệt. Triều đình và quan lại vội vàng hòa hoãn với giặc; đối với họ, ngai vàng và chức vụ quan trọng hơn độc lập […]

Read more

Hi All,Đính kèm là bản PDF của cuốn “ Thế giới hậu Mỹ”.FYI: Cùng tác giả là cuốn : “Tương lai của tự do/Future of Freedom”;

Read more