1-Về dài hạn, trong 30 năm đổi mới, năm nào kinh tế Việt Nam cũng hoàn thành kế hoạch, nhưng cứ qua 10 năm thì tốc độ tăng trưởng lại giảm rõ rệt;
2-Hệ số ICOR, hệ số hiệu quả sử dụng vốn, có xu hướng thấp đi. Tăng trưởng hằng năm có vẻ tốt, nhưng tăng trưởng dài hạn có vấn đề;
3-Động lực tăng trưởng cũ của nền kinh tế đã cạn kiệt, phải thay bằng cái mới hoàn toàn.
4-Cần tái cơ cấu và đổi mới nền tảng tăng trưởng nhưng 5, 7 năm qua chưa làm được, hoặc làm được rất ít;
5-trong 4 động cơ tăng trưởng của Việt Nam (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, nông nghiệp và FDI), chỉ có khu vực FDI ‘ăn nên làm ra’ nhờ tận dụng được những lợi thế của nền kinh tế, ít bị trói buộc bởi các thể chế, chính sách của Việt Nam và hạn chế được những tác động tiêu cực
6-Khu vực tư nhân rất yếu, trong đó doanh nghiệp tư nhân hầu như không thay đổi gì về cơ cấu, tỷ trọng đóng góp khá yếu (dưới 10%).