TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: TU CHỈNH ÁN SỐ 25 LÀ GÌ?

Từ 20 tháng 1, 2017 đến nay chưa quá hai tuần nhưng một số người dân ở Mỹ dường như đã không còn đủ kiên nhẫn nhìn Tổng thống Donal J. Trump lãnh đạo cường quốc lớn mạnh nhất hoàn cầu.

Bảo thủ hay Tự do, người của cả hai khối tiều biểu cho nước Mỹ đã lên tiếng nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Trump. Và trên báo chí đã xuất hiện những bài bình luận với tựa đề như

– “Liệu chúng ta có thực sự ‘kẹt’ với thằng cha này hay không?”
– “Tổng thống Pence! Donald Trump có thể bị lật đổ không cần luận tội.”
– “Luận tội hay suy đồi: sự sụp đổ tất yếu của triều Donald Trump”, vân vân và vân vân.

Sau đây là tóm lược nhận định của Rosa Brooks, một giáo sư luật tại Đại học Georgetown và một viện sĩ cao cấp Schwartz tại Viện New America. Bà đã từng là một cố vấn về chính sách cho thứ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ trong khoảng 2009-2011 và trước đây từng là một cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Tại sao bây giờ chúng ta cần phải đọc Tu chính án thứ 25? Liệu chúng ta có thực sự ‘kẹt’ với thằng cha này hay không?

Thực ra David Frum – một nhân vật bảo thủ, một người viết diễn văn cho Tổng thống G.W. Bush – từ hôm 16 tháng 11, 2016 đã tweet:

h1

Tu chính án thứ 25 là gì, Điều 4 của Tu chính án đó bàn đến việc chi sẽ được đề cập đến ở phần sau.

Những câu hỏi nêu trên không chỉ là vấn đề của người Mỹ mà là của cả thế giới, bởi vì chi mới tuần đầu tiên Donald Trump nhậm chức Tổng thống đã cho mọi người thấyquá rõ ràng: Vâng, ông ấy điên như tất cả mọi người đa lo ngại. Một người bị hội chứng “Malignant narcissism”, một hội chứng tâm lý tổng hợp sự quá yêu mình, nhân cách rối loạn chống xã hội, thích gây hấn và tàn ác.

Mọi người hẳn vẫn còn nhớ những ảo tưởng lạc quan trước lễ nhậm chức chứ? Tôi cũng trân quý chúng. Nào là: “Một khi là Tổng thống, tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ nhận ra nó là điều không thực sự có ý nghĩa nếu Mỹ rút ra khỏi tất cả những hiệp ước.” “Một khi ông ấy là Tổng thống, chắc chắn rằng ông ta sẽ hiểu rằng ông ấy cần phải ngưng tweet bừa bãi những lời mạ lị.” “Một khi ông ấy là Tổng thống, thì ông ta sẽ phải dẹp đi những lời phách lối vô lý về việc xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mexico.” Vân vân và vân vân.

Không. Chỉ trong tuần đầu tiên ngồi ở Phòng Bầu Dục, Trump đã làm mọi người thấy rất rõ ràng rằng ông chủ tâm thực hiện những điều – điên rồ hay hoảng loạn – mà ông đã tuyên bố trong khi vận động. Trump tuyên bố tối ngày 31/1, khi đề cử Chánh ánh Neil Gorsuch làm Thẩm phánTối cao Pháp Viện, “Tôi là người nói là làm.”

Kết quả cho đến nay: Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc cảnh cáo chống lại cuộc chiến tranh thương mại và tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ nhận nhiệm vụ bảo vệ toàn cầu hóa và thương mại tự do chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto đã hủy một chuyến thăm tới Washington, và giới lãnh đạo Mexico đã nói rằng kế hoạch xây tường biên giới của Trump “có thể đưa chúng ta đến một cuộc chiến tranh nhưng không phải là một cuộc chiến thương mại”. Lãnh đạo cấp cao trong đảng Cộng hoà đang lên án lời tuyên bố của tân Tổng thống về chuyện gian lận bầu cử – hoàn toàn không thể chứng minh – và kế hoạch cho rằng Trump có thể mở lại những “nhà tù bí mật” của CIA để áp dụng tra tấn. À còn nữa, toàn bộ đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chức.

Trong khi đó, Trump được sự ủng hộ của dân Mỹ thấp hơn so với bất kỳ Tân Tổng thống Hoa Kỳ nào trong lịch sử bầu cử: Chỉ có 36% dân Mỹ hài lòng với hiệu năng của Trump tính đến nay. Khoảng 80% công dân Anh Quốc nghĩ Trump sẽ là cho một “Tổng thống tồi” cùng với 77% những người được hỏi ở Pháp và 78% ở Đức. Hiện có hơn 1,5 triệu người Anh đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Thủ tướng Anh rút lại lời mời Trump sang Anh Quốc,

Và đó chỉ mới có một tuần.

Vì thế mới có câu hỏi, “Liệu chúng ta có thực sự ‘kẹt’ với thằng cha này hay không?”

Còn tuỳ. Về căn bản có bốn cách để loại một tổng thống tồi.

Đầu tiên, tất nhiên, và dễ nhất là cả thế giới có thể kiên nhẫn ôm đầu chờ tháng 11 năm 2020 đến. Lúc đó cử tri Mỹ, có lẽ đã tỉnh mộng, và sẽ chuẩn bị tống Trump ra khỏi Toà Bạch Ốc.

Nhưng sau một tuần đầu tiên thê thảm như vậy thì bốn năm có vẻ như một thời gian chờ đợi dài như cả thiên thu. Điều này đưa người Mỹ đến lựa chọn thư hai: luận tội. Theo Hiến pháp Mỹ, đa số trong Hạ viện có thể bỏ phiếu để buộc tội Tổng thống đã “phản quốc, nhận hối lộ, hoặc những trọng tội khác hoặc tội nhẹ.” Nếu bị 2 phần 3 Thượng viện kết tội, Trump có thể bị cách chức – và một cuộc thăm dò mới đay cho thấy rằng sau tuần thứ nhất, hơn một phần ba người Mỹ đã háo hức để xem Trump bị luận tội.

Nếu luận tội là một giải pháp tốt cho bạn, thì cũng may là Quốc hội không cần bằng chứng thực sụ về tội phản quốc hoặc tội giết người để đi đến cuộc luận tội: Thực ra cái gì cũng co thể xem là trọng tội hay hành động phi pháp.” (Mọi người vẫn nhớ cựu Tổng thống Bill Clinton đã bị buộc tội vì đã nói dối về mối quan hệ của ông với Monica Lewinsky). Nhưng điều không may, nếu bạn muốn luận tội Trump, là Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, khiến cho một cuộc luận tội là điều bất khả thi, trừ khi và cho đến khi đảng Dân chủ chiếm đa số ở Quốc hội. Và điều đó không thể xảy ra cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử bán phần năm 2018. Và đảng Dân chủ thắng thế cũng là một trường hợp có thể và cũng có thể không xẩy ra vào năm 2018.

Việc luận tội sẽ mất thời gian: vài tháng, nếu không lâu hơn – ngay cả với một Quốc hội nhiệt tình. Và khi một người mất trí đang có trong tay mã hạt nhân, thì ngay cả một vài tháng cũng có vẻ là một khoảng thời gian dài quá dài để mọi người phải thấp thỏm chờ đợi. Người ta sẽ phải đợi bao lâu trước khi Trump quyết định “You are fired” một cụm từ cũng thể được áp dụng cho dàn hoả tiễn hạt nhân? (Có lẽ nhắm vào Mexico?)

Trong những ngày đen tối này, một số người trên thế giới đang tìm an ủi trong Tu Chánh án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ. Tu Chính án ít người để ý đến này được đưa vào Hiến Pháp sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát để điền vào vai trò Phó Tổng thống vừa bỏ trống (khi Lyndon B. Johnson trở thành Tổng thống). Nhưng Điều 4 của Tu Chính Án này lại liên hệ đến một việc hoàn toàn khác:

“Whenever the Vice President and a majority of either the principal officers of the executive departments or of such other body as Congress may by law provide, transmit to the President pro tempore of the Senate and the Speaker of the House of Representatives their written declaration that the President is unable to discharge the powers and duties of his office, the Vice President shall immediately assume the powers and duties of the office as Acting President.”

“Bất cứ khi nào Phó Tổng thống và đa số của một trong hai cơ quan hành pháp (nội các chính phủ) hay lập pháp (Quốc hội) bằng pháp luật hiện hành, gởi đến Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện viện văn bản tuyên bố rằng Tổng thống bất lực không thực hiện nổi quyền hạn và nhiệm vụ của văn phòng Tổng thống, Phó Tổng thống ngay lập tức nhận thi hành quyền hạn và nhiệm vụ vói tư cách Quyền Tổng thống.”

Đây là lựa chọn thứ ba để đưa nước Mỹ thoát khỏi triều đại Trump: và cũng là một sức quyến rũ cho tham vọng của Phó Tổng thống Mike Pence. Chắc chắn Pence muốn trở thành Tổng thống một ngày nào đó, đúng không? Pence không hẳn là một chính khách ôn hoà – ông ấy đã không ngừng chống đối quyền người đồng tính, ông ấy là người hoài nghi về sự thay đổi khí hậu, v.v. dù Pence dù không hấp dẫn về mặt chính trị đối với nhiều người Mỹ, nhưng ông ta không có vẻ thực sự điên. (Đây là thềm vượt mới cho tính hợp lý trong nền chính trị Mỹ: “không thực sự điên khùng.”)

Có lẽ, Pence đủ tỉnh táo để phản đối những hành vi bất chợt, ví dụ như, cắt bỏ những thành phần cốt yếu của đồng minh quân sự của Mỹ, hoặc lần đâu tiên Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân – và có lẽ, nếu mọi chuyện đã tồi tệ quá, các thành viên nội các của Trump có thể cũng sẽ nghiêng về phía lật đổ Tổng thống và thay thế bằng Phó tổng thống. Quốc hội sẽ phải chấp nhận sự hạ bệ Tổng thống bằng Tu chính án thứ 25, nhưng nếu Pence và một nửa nội các tuyên bố Trump không xứng đáng, thậm chí là một Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát cũng có thể sẽ phải chấp nhận truất phế Tổng thống.

Khả năng thứ tư là một trong những điều cho đến gần đây không ai có thể nói là có thể xẩy ra tại Hoa Kỳ: một cuộc đảo chính quân sự, hoặc ít nhất là sự bất tuân chấp hành mệnh lệnh nào đó trong giới lãnh đạo quân sự Mỹ.

Nguyên tắc dân sự kiểm soát quân đội là nét văn hóa đã khắc sâu trong quân đội Hoa Kỳ, tập thể này luôn tự hào về tính chuyên nghiệp phi đảng phái của quân đội. Hơn thế nữa, chúng ta biết rằng một người vi phạm luật ở cấp cao trong chính quyền, với một chút tinh tế, cũng có thể qua mặt giới quân nhân. Víi dụ, trong những năm đầu tiên của chính quyền George W. Bush, các cuộc chống đối chính thức từ các luật sư quân sự ở cấp cao nhất của quốc gia cũng đã không chận được việc sử dụng tra tấn. Khi giới lãnh đạo quân sự phản đối kỹ thuật điều tra như trấn nước, chính quyền Bush đã qua mặt quân đội, ra lệnh cho CIA và các nhà thầu tư nhân thực hiện những hành vi bẩn thỉu thay cho họ.

Nhưng Trump lại không phải là người tinh tế hay thạo đời: Ông ấy lập chính sách bằng những tiếng gằn, hậm hự, hay bằng những dòng tweets nửa khuya, không cần, không nghe những gợi ý của nhóm phụ tá, hay của luật sư. Trump lại là người “da mỏng”, nhậy cảm, đổi tính thất thường, và không tự chế được – và những tuyên bố bất ngờ, bê tha đó đươc biết đã làm nhiều người, kể cả các phụ tá, cố vấn thân cận nhất của ông cũng phải rùng mình, rởn tóc gáy.

Giới lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu nhận được mệnh lệnh không chỉ đơn thuần là thiếu khôn ngoan, nhưng còn rối loạn và nguy hiểm? Một mệnh lệnh không phải tương tự như “Chuẩn bị một kế hoạch xâm lăng Iraq nếu Quốc hội cho phép dựa trên thông tin tình báo vẫn có vấn đề”, nhưng là “Chuẩn bị để xâm chiếm Mexico vào ngày mai!” Hoặc “Bắt đầu tập trung tất cả người Mỹ Hồi giáo và gửi bọn chúng đến Guantanamo!” hoặc “Tôi sẽ dạy cho Trung Quốc một bài học – bằng vũ khí hạt nhân.”

Tất nhiên không thể đoán được việc gì sẽ xẩy ra. Triển vọng giới lãnh đạo quân sự của Mỹ đối phó với một sắc lệnh tổng thống bằng một thách thức công khai là điều đáng ngại – nhưng cũng rất đáng sợ, nếu giới lãnh đạo quân đội Mỹ tuân phục chấp hành một mệnh lệnh điên rồ. Chung cuộc, tất cả sĩ quan quân đội đã thề che chở và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ chứ không phải che chở và bảo vệ Tổng thống. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể tưởng tượng ra một kịch bản hợp lý, trong đó giới lãnh đạo quân sự cấp cao đơn giản nói với Tổng thống: “Không, thưa ngài. Chúng tôi không làm điều đó” trong tiếng vỗ tay như sấm rền từ ban biên tập tờ New York Times.

Thắt chặt dây an toàn. Cách này hay cách khác, trước mặt là một đoạn đường kinh hoàng trong vài năm sắp tới.

OTHER NEWS