TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS:TRƯỚC KHI TRANH LUẬN BẤT KỲ CHỦ ĐỀ GÌ THÌ HÃY CHUẨN HÓA “HỆ QUY CHIẾU”,MÀ NÓI NÔM NA LÀ:LÀM RÕ ĐỊNH NGHĨA.CHO NÊN ĐỂ CHO CHẮC ĂN TÔI VÀO WIKIPEDIA THÌ THẤY KẾT QUẢ SAU:

 

Nước công nghiệp là các quốc gia có tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội từ các hoạt động công nghiệp cao hơn một ngưỡng nhất định.

Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là AnhPhápMỹĐứcÝNhật,Canada...

Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước nông nghiệp. Điều này khiến nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triểnnước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vào năm 2006thế giới có 29 nước thành viên của mình là các nước công nghiệp (IMF gọi họ là các nước tiên tiến). Có 7 nước tiên tiến lớn, đó là AnhCanadaĐứcÝMỹNhật Bản và Pháp. 22 nước và lãnh thổ còn lại gồm:ÚcSípĐan MạchHồng KôngIcelandIsraelHàn QuốcNew ZealandNa UySingaporeThụy ĐiểnThụy SĩĐài Loan,ÁoBỉPhần LanHy LạpIrelandLuxembourgHà LanBồ Đào NhaTây Ban Nha. Ngoại trừ Hồng Kông và Đài Loan, các nước này cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Cả 29 nước và lãnh thổ đều được Ngân hàng Thế giớixếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao.

VẬY KHÔNG BIẾT ĐỊNH NGHĨA TRÊN CÓ ÁP DỤNG CHO NƯỚC TA KHÔNG??

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa thì 40 năm trước, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng mục tiêu công nghiệp hóa đã được xác định.

“Các nước cần từ 20 đến 25 năm để trở thành 
nước công nghiệp, còn ta đến nay đã qua 40 năm, trừ 10 năm đầu còn vận hành theo cơ chế cũ, sang cơ chế mới đã 30 năm, nhưng nhìn lại đến giờ, vẫn đặt mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp cho 5 năm tiếp theo”, ông Hòa sốt ruột. 

Và đề nghị của vị đại biểu này là cần cụ thể hóa chữ “sớm” đó ra, 
bởi đã qua 30 năm rồi, kiểm điểm lại vẫn chưa đạt được mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Nhìn lại tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm vừa qua khoảng 5,88%/năm, thấp hơn bình quân 5 năm trước đó, ông Hòa cho rằng như vậy tăng trưởng đã bão hòa do không tìm được động lực mới

OTHER NEWS

Vấn đề đáng lo ngại là Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm qua) dù tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng. Nếu xu hướng trên vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại […]

Read more
Read more