TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Để được miễn thuế vào EU, hàng dệt may Việt Nam chỉ được sử dụng các loại vải có xuất xứ từ Việt Nam và Hàn Quốc.

Việt Nam và EU đã kết thúc vòng đàm phán về hiệp định thương mại tự do FTA. Bản ghi nhớ của hiệp định này có một số điểm đáng lưu ý sau: 

1. Loại bỏ thuế quan

Sau khi ký kết hiệp định, Việt Nam sẽ bắt đầu bãi bỏ 65% thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập từ EU ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần thuế còn lại sẽ được bỏ dần trong vòng 10 năm tới. Trong khi đó, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ được bãi bỏ thuế suất theo lộ trình 7 năm.

Các mặt hàng dệt may Việt Nam sẽ được miễn thuế hoàn toàn sau 7 năm, tuy nhiên, để hưởng được ưu đãi này, hàng dệt may Việt Nam chỉ được sử dụng các loại vải được sản xuất tại Việt Nam và Hàn Quốc.

Lộ trình miễn thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam:

    • Hàng dệt may: ngay khi FTA có hiệu lực.
    • Các loại máy móc, thiết bị: sau 5 năm.
    • Ô tô: sau 10 năm.
    • Phụ tùng ô tô: sau 7 năm.
   • Thịt lợn đông lạnh: sau 7 năm; Thịt bò: sau 3 năm; Thịt gà: sau 10 năm; Các sản phẩm sữa: sau tối đa 5 năm.

Chỉ còn một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sẽ không được tự do thương mại như: gạo, ngô, tỏi, nấm, đường, bột ngọt, chả cá surimi và cá ngừ đóng hộp. Nhưng, EU đang đề nghị Việt Nam cho phép xuất các mặt hàng này theo hạng ngạch thuế quan.

2. Công ty Châu Âu được đấu thầu công trình công cộng

Hiệp định thương mại tự do cho phép các công ty Châu Âu tham gia đấu thấu công trình công cộng với:

    • Các cơ quan ngang bộ, bao gồm cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cảng.
    • Các doanh nghiệp nhà nước như công ty phân phối điện và điều hành đường sắt.
    • 34 bệnh viện công
    • Hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Các doanh nghiệp EU là những công ty nước ngoài đầu tiên được tiếp cận cơ hội đấu thầu công trình công cộng của Việt Nam.

3. Các lĩnh vực dịch vụ sẽ cạnh tranh với công ty Châu Âu

Việt Nam cam kết sẽ cải thiện các điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh cho công ty EU trong các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm:

    • Dịch vụ kinh doanh
    • Dịch vụ môi trường
    • Dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh
    • Dịch vụ ngân hàng
    • Dịch vụ Bảo hiểm
    • Dịch vụ Vận tải hàng hải

4. Xóa bỏ bảo hộ một số ngành

Việt Nam đã cam kết cho phép doanh nghiệp Châu Âu mở rộng đầu tư vào các ngành sản xuất chính như:

    • Thực phẩm và đồ uống
    • Phân bón và hợp chất nitơ
    • Vỏ và ruột bánh xe
    • Găng tay và các phẩm nhựa
    • Đồ gốm
    • Vật liệu xây dựng

Việt Nam đã loại bỏ các hạn chế trong lĩnh vực lắp ráp động cơ hàng hải và máy nông nghiệp, thiết bị gia dụng và xe đạp. 

Về bảo hộ đầu tư, các bên đã thỏa thuận điều kiện đối xử bình đẳng đối với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

5. Cơ chế giải quyết xung đột

Hiệp định FTA còn tạo ra quy định để giải quyết các trường hợp bất đồng trong tương lai. Quy định này được cho là rõ ràng, chi tiết hơn các điều khoản được đề cập trong WTO, bao gồm các thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp, và được áp dụng khi các bên không tìm được các đối sách giải quyết tranh chấp. Bên không đạt được các thỏa thuận như mong đợi có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm, gồm các chuyên gia pháp lý độc lập.

Bên cạnh đó, FTA cũng thiết lập các quy tắc hòa giải để tránh những ảnh hưởng bất lợi đến hiệp định thương mại song phương. Giải pháp này được áp dụng trên cơ sở tự nguyện giúp nhanh chóng giải quyết những xung đột.

OTHER NEWS