2- Dù bất ngờ tồi tệ nào có xảy ra trong tương lai đi chăng nữa, thì tình hình lạm phát toàn cầu đang ở mức bình lặng nhất kể từ đầu những năm 1960 đến nay.
3- Thật ra, nguy cơ của nền kinh tế thế giới đang nghiêng về phía giảm phát đối với 23 nền kinh tế phát triển trong mẫu nghiên cứu nêu trên, thậm chí tám năm sau sự mở màn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
4- Trong nhóm này, tỉ lệ lạm phát trung bình là 0,2% – mức thấp nhất kể từ năm 1933.
5- Nền kinh tế phát triển duy nhất có tỉ lệ lạm phát trên 2% là Iceland (ghi nhận trong 12 tháng vừa qua là 2,2%).
6- Giá cả giảm đồng nghĩa với sự gia tăng giá trị thực của những khoản nợ đang tồn đọng và sự gia tăng gánh nặng trả nợ, vì tỉ lệ lãi suất thực tăng cao hơn.
+ Kết quả là, các hiện tượng vỡ nợ, phá sản, và sụt giảm kinh tế xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến ngày càng nhiều áp lực khiến giá cả giảm thêm.
+ Cảnh báo sáng suốt của Irving Fisher vào năm 1933 về một vòng xoáy giảm phát – nợ như vậy đang rất sát hiện thực ngày nay, vì cả mức nợ cá nhân cũng như mức nợ công đều đạt hoặc gần đạt đến ngưỡng cao lịch sử tại nhiều quốc gia.
+ Minh chứng đặc biệt là việc giá giảm 2,2% tại Hy Lạp trong vòng 12 tháng tính đến tháng 7 vừa qua. Đây là ví dụ nghiêm trọng nhất của tình trạng giảm phát đang tiếp diễn tại các quốc gia phát triển và đang cản trở một giải pháp có trật tự nhằm giải quyết các vấn đề của quốc gia này.
7- Tỉ lệ lạm phát trung bình của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển:
+ Trong suốt những năm giữa thập kỉ 1990 đạt hai chữ số, bây giờ rơi vào khoảng 2,5% và vẫn đang trên đà giảm.
+ Sự sụt giảm mạnh của giá dầu và giá cả hàng hóa cơ bản trong chu kỳ gần đây nhất đã giúp làm giảm nhẹ áp lực lạm phát, đồng thời xu hướng hoạt động kinh tế chậm lại tại các nước mới nổi nói chung cũng có thể đã đóng góp vào kết cục này.