TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: 3 LỜI KHUYÊN : 1-ĐỪNG BAO GIỜ LẤY CHỒNG LÀ …THIÊN TÀI ! 2- CHỚ LẤY VỢ LÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ….XINH ĐẸP QUÁ ! 3- NEVER BẬT MÍ MỌI BÍ MẬT ĐỜI TƯ CHO CHỒNG/VỢ ?

1-Một trong những câu văn nổi tiếng nhất mà đại danh hào người Nga Lev Tolstoy từng viết là câu mở đầu trong tiểu thuyết Anna Karenina: "Mọi gia đình đều có những niềm hạnh phúc tương tự như nhau. Nhưng họ lại ẩn giấu những nỗi đau riêng muôn hình vạn trạng mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu”!

 

2-SỰ THỰC:

Cuộc hôn nhân của Tolstoy dường như đã rơi vào bi kịch. Ông và vợ ông, Sophia, đã có với nhau 13 người con. Dưới vẻ bề ngoài của một gia đình hạnh phúc, Sophia luôn là một người trợ lý tận tụy trong việc thu thập và sắp xếp bản thảo văn học của chồng mình. Tuy nhiên, mọi việc lại vốn không êm đềm như vẻ ngoài của nó.

Sophia xuất thân từ tầng lớp quý tộc của nước Nga. Nhưng bà đã bất chấp tất cả để đến với Tolstoy mặc cho áp lực đến từ gia đình và xã hội. Trái tim chân thành và lãng mạn của ông đã khiến cho bà cảm động.

Cuộc hôn nhân giữa hai người bắt đầu vô cùng tốt đẹp. Họ kết hôn vào năm 1862, yêu nhau say đắm, điên cuồng và mãnh liệt.

Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân lại chẳng được như giấc mộng màu hồng. Sophia bắt đầu chán ngán với những ý tưởng điên rồ của Tolstoy về sự cải cách xã hội cùng với việc ông chấp nhận một cuộc sống đơn giản đến mức nghèo nàn.

Ngày 8/10/1862, 2 tuần sau lễ cưới với tiểu thuyết gia 34 tuổi Leo Tolstoy, người phụ nữ có tên thời con gái là Sofia Behrs đã viết trong nhật ký: "Quá khứ của chồng tôi khủng khiếp đến độ tôi nghĩ mình sẽ không chấp nhận nổi".

Thì ra, Tolstoy đã cho cô dâu 18 tuổi đọc hết toàn bộ nhật ký thời trai trẻ, ghi lại mọi thói tật, từ cờ bạc, rượu chè đến thú vui trụy lạc của ông.

Vài ngày sau nữa, Sofia thú nhận, bà không thể nào làm cho chồng hạnh phúc và sự lạnh lùng của ông khiến bà "sắp hết khả năng chịu đựng". Ngày 23/11, Sofia từng nói đến chuyện muốn giết chồng. Sau đó, bà liên tục nhắc đến việc tự tử và đã ít nhất hai lần thử kết thúc cuộc đời mình.

Cuộc đời của gia đình quý tộc bên vợ đã cung cấp nhiều ý tưởng cho Tolstoy, giúp ông viết lên những tuyệt tác vĩ đại. Ví dụ như trong tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình”, nữ nhân vật Natasha được phỏng theo người em gái của Sophia là Tanya.

Sophia và Tolstoy chia sẻ với nhau tất cả mọi thứ, bao gồm việc dùng chung cả nhật ký của họ. Họ sử dụng nhật ký chung để nói chuyện với nhau và giãy bày nỗi lòng khi hai người xuất hiện xích mích cãi vả.

Sophia kể lại trong nhật ký của mình: ”Tôi bị bỏ mặc, cô đơn cả sáng, chiều lẫn tối. Tôi sống chỉ để làm vừa lòng ông và nuôi nấng những đứa con. Tôi cũng chỉ như một thứ đồ vật trong nhà”. Mỗi khi Sofia phấn chấn hoặc muốn tỏ ra hữu ích với chồng, Tolstoy lại cảm thấy bà chỉ "ngu ngốc và phiền phức".

Tuy vậy, gia đình Tolstoy vẫn có những phút giây êm đềm hạnh phúc. Sophia thường đọc các bản thảo của chồng mình và chép tay lại một cách chỉnh chu. Cô thường góp ý với Tolstoy về những điểm chưa hay trong tác phẩm và ông luôn luôn lắng nghe ý kiến của cô.

Nhưng bi kịch vẫn ập đến đều đặn. Kết hôn với Tolstoy, Sofia cũng trở thành người phụ nữ đẻ như cái máy. Bà liên tục cho ra đời 13 đứa trẻ. Cuộc sống chỉ quanh quẩn với sinh nở và chăm sóc con chiếm hết thời gian của bà. Nhưng cũng có lúc, Sofia muốn nhiều thứ hơn là nhịp điệu sống tẻ nhạt đó. "Đôi lúc, tôi tự hỏi liệu mình muốn gì. Và thật đáng sợ, tôi thích hội hè, thích diện váy áo đẹp, thích buôn chuyện. Tôi muốn mọi người ngưỡng mộ mình và khen mình xinh đẹp. Tôi cũng muốn chồng tôi nghe được những lời xưng tụng đó của họ…".

"Tôi thấy rất mệt. Lưng tôi đau, mũi thì chảy máu, hàm răng trước cũng đau. Tôi rất sợ rụng răng. Thật kinh khủng khi phải dùng răng giả. Tôi lại còn phải chép lại nhật ký của Lyovochka (tên thân mật bà gọi chồng) suốt buổi sáng, rồi đi giặt quần áo cho ông ấy, dọn phòng làm việc của ông cho đến khi nó bóng loáng lên. Tiếp đó, tôi phải mang lại tất cho ông - những cái tất đầy lỗ thủng. Những thứ đó khiến tôi bận túi bụi cho đến lúc ăn cơm tối".

Nhưng điều kinh khủng nhất là Sophia càng lúc càng nhận ra rằng bà vừa yêu vừa hận Tolstoy đến thấu xương. "Ông ấy không hề có tình yêu dành cho tôi, chỉ là nhu cầu xác thịt và sự cần thiết có một người sống cùng thôi".

Trong hơn 50 năm chung sống, Sophia và Tolstoy đã cùng nhau trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thăng trầm. Họ yêu nhau đam mê, nồng nàn, say đắm, mãnh liệt và có cả căm ghét lẫn thù hận. Tiếc rằng, mối tình đẹp như mơ này đã không thể đi được đến cuối con đường, có được một kết thúc trọn vẹn. Sự thù hận chứ không phải tình yêu đã dành chiến thắng cuối cùng.

Sohia ngày càng bị ám ảnh bởi những bản thảo của Tolstoy và công việc nhà tẻ nhạt. Còn ông thì lại giận điên lên vì vợ cứ xét nét những điều mà mình viết. Năm 1910, Lev Tolstoy lúc này đã 82 tuổi nhưng vẫn bỏ nhà ra đi. Như một sự trả giá, 10 ngày sau, người ta phát hiện ông chết trong cô đơn ở một nhà ga hẻo lánh.

Còn Sophia vẫn sống ở ngôi nhà cũ cùng với những đứa con và những hồi ức đau lòng về người chồng quá cố. Bà yêu Tolstoy nhất nhưng cũng hận ông ấy nhất vì ông đã biến tuổi thanh xuân và cuộc sống hôn nhân của bà trở thành địa ngục.

9 năm sau, Sophia qua đời. Quyển nhật ký đầy nước mắt mà bà để lại đã tạo cảm hứng cho nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền công bằng cho phụ nữ và chống lại những bi kịch hôn nhân gia đình.

OTHER NEWS