TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Thành công của Dự án The EverRich 1 là động lực giúp CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) đẩy mạnh các dự án tiếp theo. Thế nhưng, “trời không chiều lòng người”, thị trường bất động sản khu vực phía Nam suy thoái, khiến cái giá mà Phát Đạt phải trả, dường như lớn hơn rất nhiều những kỳ vọng lợi nhuận.

Cuối năm 2013, số dư hàng tồn kho của Công ty là 5.155 tỷ đồng, bao gồm số dư tồn kho 4 dự án là: The EverRich 2 (hơn 3.360 tỷ đồng), The EverRich 3 (gần 1.489 tỷ đồng), Dự án Nhà Bè (hơn 225 tỷ đồng), Dự án Long Thạnh Mỹ (gần 81 tỷ đồng).

Đây là con số hàng tồn kho rất lớn của Phát Đạt, nhưng phần không nhỏ trong số này là chi phí lãi vay đã được vốn hóa vào số dư tồn kho trong kỳ.

Năm 2009, Phát Đạt vốn hóa trên 101 tỷ đồng chi phí lãi vay vào số dư hàng tồn kho dự án. Sang năm 2010, con số này tăng thêm trên 143,2 tỷ đồng. Các năm 2011, 2012, số lãi vay vốn hóa lên tới lần lượt là hơn 519 tỷ đồng và gần 466,864 tỷ đồng. Năm 2013 chưa có báo cáo tài chính kiểm toán, nhưng số liệu tính toán sơ bộ của Đầu tư Bất động sản là khoảng 315 tỷ đồng.

Điều này có nghĩa là, chỉ trong 5 năm, tổng số lãi vay đã được vốn hóa của Phát Đạt cho các dự án trên đã lên tới 1.545 tỷ đồng, bằng 29,97% tổng số dư hàng tồn kho.

Như vậy, cứ 10 đồng vốn Phát Đạt thực bỏ ra để đầu tư vào dự án, đến thời điểm này, phải “cõng” thêm trên 4 đồng chi phí lãi vay. Và rất có thể, con số này trên thực tế không dừng lại, khi Phát Đạt không phải chỉ phát triển các dự án trên từ năm 2009, và hàng tồn kho vẫn sẽ tiếp tục bị… tồn kho vì chưa bán được.

Một điểm đáng lưu ý nữa là, mặt bằng giá cả bất động sản hiện nay so với 3 - 4 năm về trước đã thay đổi. Vì thế, câu hỏi đặt ra với Phát Đạt là, nếu bán hết hàng tồn kho hiện nay, Công ty có thể thu về được bao nhiêu tiền thực?


OTHER NEWS