TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Chưa bao giờ vấn đề “hội nhập” lại phà hơi nóng dữ dội như hiện nay vào đất nước chúng ta,nhất là cộng đồng doanh nghiệp!Cho nên tôi xin gửi ACE trong chương trình ONLINE TRAINING loạt bài dưới đây làm tài liệu nghiên cứu !

(PS: CHỦ ĐỀ CỦA CS N0.877 THỰC RA KHÔNG CÓ GÌ MỚI ĐỐI VỚI CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU,KỂ CẢ CÁ NHÂN TÔI: NGAY TỪ NĂM 1977 KHI CÒN LÀ GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ (NAY LÀ ĐH KT HÀ NỘI),THUỘC ĐH TH HÀ NỘI (NAY LÀ DH QUỐC GIA HÀ NỘI),CỐ GS.VIỆN SỸ ĐÀO VĂN TẬP,CHỦ NHIỆM KHOA KIÊM CHỦ NHIỆM UBKHXH VIỆT NAM (NAY LÀ VIỆN HÀN LÂM KHXH VN ) ĐÃ GIAO CHO TÔI HÌNH THÀNH BỘ MÔN ”KINH TẾ THẾ GIỚI”,NHƯNG CHƯA KỊP THÌ 1981 TÔI PHẢI NHẬP NGŨ VÀ MÃI ĐẾN 1983 KHI XUẤT NGŨ VỀ ĐH NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI,TÔI MỚI CÓ CƠ HỘI LÀM TIẾP VÀ CHO RA ĐỜI CUỐN GIÁO TRÌNH “QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ” (ĐỒNG TÁC GIẢ).

1-    Khi được hỏi "lệ thuộc về mặt kinh tế như thế nào?", thì những người theo chủ thuyết “Thoát Trung Luận” đáp rằng :

+Vì kim ngach xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc quá lớn.

+ Rằng Việt Nam lệ thuộc vào những nguyên vật liệu và hàng hóa nhập từ Trung Quốc, rằng Việt Nam nhập rất nhiều hàng vào Trung Quốc.

       + Quái lạ, nhập khẩu hàng của Trung Quốc nói Việt Nam lệ thuộc đã đành, Việt Nam xuất khẩu đi cũng cho là bị lệ thuộc thì Tôn Đại Thánh cũng chào thua.

2-    "Lệ thuộc" được định nghĩa là "theo một ai đó vì bị cưỡng ép hoặc vì họ nắm giữ sự tồn vong của mình".

+ Trên cơ sở định nghĩa đó, lệ thuộc trong kinh tế xuất hiện khi sự khan hiếm hạn chế hành vi lựa chọn của các chủ thể kinh tế ở mức cao nhất, nói trắng ra là độc quyền, nghĩa là ta buộc phải nhập hàng của họ (vì họ độc quyền mặt hàng này) và cũng buộc phải xuất hàng cho họ (vì họ là thị trường duy nhất).

      +Việt Nam hoàn toàn có thể chọn nhập hàng "thay thế" từ một đối tác cung cấp khác, cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế thị trường Trung Quốc;

 

KL-1: Điều rõ ràng là không ai bắt ép chung ta phải giao dịch và giao dịch khối lượng lớn với Trung Quốc cả.

3-Việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc đơn giản là hành vi lựa chọn tự nhiên trong kinh tế mà thôi:

+ Chúng ta cần nguyên liệu giá rẻ, nhập của Trung Quốc;

+ Chúng ta cần thị trường gần và dễ tính chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc.

KL-2: Còn vì sao chúng ta cần hàng giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ, vì sao chúng ta cần thị trường gần, thị trường dễ tính thì câu trả lời nằm ở trình độ phát triển kinh tế của chúng ta.

3-    Đâu đó cũng nổi lên những lý lẽ đại loại như "thỉnh thoảng Trung Quốc không chịu nhập hàng, các xe chở nông sản ùn ứ ở của khẩu, bà con nông dân điêu đứng" hay "Trung Quốc đang cố thâm nhập và lũng đoạn kinh tế Việt Nam".

+ Khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với các mặt hàng thủy sản và các mặt hàng khác thì Việt Nam cũng điêu đứng vậy thôi, Việt Nam đang lệ thuộc Mỹ ?

+ Khi Việt Nam gia nhập WTO thì cũng phải đối mặt với việc các công ty đa quốc gia sẽ dở miêng cá lớn nuốt cá bé, Việt Nam sẽ ra khỏi WTO chứ? Có hủy bỏ các FTA đã ký ? (Kể cả ký “hớ” với Hàn Quốc!);Có không thông qua TPP sắp tới ?etc….

 KL-3: Âm mưu lũng đoạn thì cũng là rủi ro vậy, đừng nghĩ ai cũng nai tơ để mình ngồi lên đầu người ta.

 

PS: Có  một nữ văn sỹ nổi tiếng của Việt Nam đã từng viết về mô hình kinh tế Mỹ :” Mỹ dứt khoát không phải là địa ngục và cũng chưa hẳn là Thiên đường.Nhưng chắc chắn Mỹ là một chiến trường”!

KL CUỐI CÙNG: Câu chuyện làm ăn kinh tế là câu chuyện của lợi nhuận và rủi ro, chúng ta không thể đòi hỏi lợi nhuận mà không chấp nhận rủi ro được. Rủi ro là tất yếu, quan trọng là hạn chế và xử lý nó như thế nào thôi.

OTHER NEWS

Bên cạnh tỷ giá, yếu tố làm cho hàng hoá Việt Nam có giá thành cao hơn còn nằm ở hàng loạt chi phí đầu vào có giá cũng cao hơn hẳn so với các nước. Đáng chú ý là câu chuyện lãi suất cao dai dẳng nhiều năm qua. Theo ngân hàng Nhà nước […]

Read more
Read more