TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Kịch bản người Anh dứt áo ra đi khỏi EU (Brexit) là đám mây đen lởn vởn nhiều tuần nay trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế, sự kiện này cũng có ảnh hưởng nhất định tới kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động xấu đến Việt Nam cả về thương mại và đầu tư.

2-Xét về quan hệ thương mại:

+Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng trong những năm qua.

+ Dù không phải con số quá lớn, nhưng trong quan hệ thương mại Việt - Anh nhiều năm trở lại đây, chúng ta luôn duy trì mức xuất siêu vào nước này.

+ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.   

+Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD 

http://static.bizlive.vn/uploaded/manhnguyen/2016_06_22/chart2_nvgg_snef.jpg?width=670

+Dù tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015.

+Gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là điện thoại, máy tính, các linh kiện và thiết bị điện tử khác. Xuất khẩu của nhóm sản phẩm này phụ thuộc vào sự thành công (hay thất bại) của các dòng sản phẩm/mẫu mã mới của các nhà sản xuất như Samsung, Sony, Toshiba, Foxconn... hơn là các thỏa thuận thương mại ở mức quốc gia giữa Việt Nam với Anh như một phần của EU hay trên cơ sở độc lập. 

http://static.bizlive.vn/uploaded/manhnguyen/2016_06_22/chart1_pcas.jpg?width=670

+ Các mặt hàng xuất khẩu lớn tiếp theo đó là hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm gỗ nói chung, về bản chất có độ đàn hồi tốt hơn, hay nói một cách khác là ít bị ảnh hưởng hơn. 

+ Nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng có thể được thay thế tương đối dễ dàng nếu bất cứ điều gì xảy ra đối với các nguồn cung cấp.

+ Điều khiến e ngại, đó là triển vọng Hiệp định thương mại FTA giữa EU và Việt Nam.

- Do hiệp định này chưa được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu, đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU. 

+ Hiện Việt Nam đang hoàn tất hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Anh rút ra khỏi EU thì chắc chắn sẽ không theo những quy định về thương mại tự do như trong hiệp định nữa.

+ Nếu muốn, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian đàm phán riêng với quốc gia này.

3-Vấn đề ảnh hưởng lớn thứ hai là có lẽ là tỷ giá, ít nhất là biến động trong ngắn hạn

+Nếu Anh rời khỏi EU, Brexit có thể khiến đồng bảng Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới.

+Đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn:

- Lo ngại lớn nhất đó là các doanh nghiệp đang có lượng xuất khẩu lớn vào Anh hoặc đang nhắm chủ yếu vào thị trường này.

- Họ sẽ bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp này cần phải có những tính toán về vấn đề tỷ giá”;

- Đồng thời, đồng bảng Anh mất giá đi, kinh tế Anh có chao đảo thì các công ty Anh đầu tư vào Việt Nam sẽ có những thay đổi.

-Về mặt lý thuyết là như vậy, còn ảnh hưởng ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào thực tế dòng vốn FDI từ Anh đổ vào Việt Nam nhiều hay ít. Thực tế con số FDI này không nhiều lắm, nên tác động sẽ không phải là lớn;

4-Lĩnh cực đầu tư gián tiếp (PFI):

+ Brexit tác động đáng kể tới thị trường thế giới.

+ Dòng tiền sẽ chuyển dịch khỏi các thị trường rủi ro và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, do đó nhiều khả năng nhà đầu tư nước ngoài sẽ bán ròng trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới nếu Brexit trên xảy ra. 

OTHER NEWS