TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Giáo Sư Michael Pettis, đang dạy kinh tế tại Bắc Kinh đã nhắc lại câu chuyện trên năm 2009, để cảnh báo chính quyền Trung Cộng không nên thả lỏng cho các món nợ công và tư ngày càng lớn lên trong nền kinh tế Trung Quốc.

2- Ông Pettis cũng nhắc lại tấm gương nước Mỹ; chính sách thả lỏng tín dụng, cho vay dễ dàng từ năm 2001 đã đưa tới cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế từ năm 2007.

3-Với tổng sản lượng nội địa (GDP) hơn 10 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm, tổng số nợ ở Trung Quốc hiện nay lớn gần gấp ba, lên tới 28 ngàn tỷ đô la.

4-Vào năm 2008 tỷ lệ nợ trên GDP ở nước Tàu chỉ là 100%; rồi tăng lên từ chương trình kích thích năm đó, do phản ứng của Bắc Kinh khi kinh tế thế giới rơi vào cơn khủng hoảng, phát xuất từ cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ năm 2007, lan sang Châu Âu. Bắc Kinh đã bơm 800 tỷ mỹ kim làm thuốc ngừa, nhờ thế kinh tế Trung Quốc không bị suy thoái, tăng uy tín “kinh bang tế thế” của “mô hình Trung Quốc.”

5-Nhưng số tiền “kích thích” đó được sử dụng như thế nào? Hầu hết dùng trong “thế võ trấn sơn” của đảng là xây dựng, xây dựng, xây dựng.

6- Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước được vay nợ với lãi suất thấp đổ tiền vào xi măng, thép, nhôm, xây dựng thật nhiều. Số nhà cửa, xưởng máy, đường, cầu, phi trường, hải cảng gia tăng. Từ đó quả bóng địa ốc phồng to, căng lên dần dần dọa nổ.

7-Bắc Kinh đối phó với cơn khủng hoảng địa ốc bằng cách chuyển trọng tâm qua thị trường chứng khoán. Trong lúc hạn chế bắt ngân hàng bớt cho vay tiền để xây nhà, các ngân hàng do nhà nước sai bảo được lệnh đem tiền cho các nhà đầu tư mua chứng khoán.

8- Ðồng thời, guồng máy báo đài cùng thúc đẩy việc làm giầu bằng chứng khoán. Không cần lệnh từ cấp trên, các nhà báo đã có thể viết bài ca tụng các công ty hay các người đầu tư, khi nhận được các phong bì, tạo nên ảo tưởng những cách làm giầu nhanh chóng.

9-Hậu quả là quả bom nợ lớn lên trong thị trường địa ốc đang bị kìm hãm lại được tăng thêm với những món nợ mới trong giới đầu tư chứng khoán.

10- Một nền kinh tế không thể sống bằng nợ mãi mãi. Khi các món nợ tăng lên, sẽ tới lúc chúng tác hại. Ðó là bài học kinh tế của hoàng đế Augustus hơn 2000 năm trước.

11-Tỷ lệ tổng số nợ ở Trung Quốc lớn bằng 280% GDP đáng lo ngại, nhưng tốc độ gia tăng của các món nợ còn là những tín hiệu báo động mạnh hơn nữa.

+ Năm 2010, số nợ của các công ty tư và các cá nhân ở Trung Quốc đã tăng lên một số tương đương với 35% GDP.

+ Ðể so sánh, chỉ cần nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế ở Nhật Bản những năm 1990 phát nổ khi số nợ tăng lên một năm lớn bằng 25% GDP.

+ Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2007 khi tổng số nợ tăng thêm lớn bằn 15% GDP.

12-Các cơn khủng hoảng gần đây và phương cách cứu chữa lúng túng của chính quyền Bắc Kinh khiến không những người Trung Hoa mà cả thế giới đặt câu hỏi không biết họ có khả năng đưa nền kinh tế đi xuống một cách nhẹ nhàng, hay là sẽ gây đổ vỡ lớn.

OTHER NEWS

https://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-may-turn-threats-opportunity https://www.sggp.org.vn/von-ngoai-van-do-manh-vao-viet-nam-664873.html

Read more

https://www.cnbc.com/2020/05/22/stock-market-rising-us-china-tensions-will-hit-financial-markets.html

Read more