TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Kinh tế nước này vừa trải qua một năm tăng trưởng chậm nhất trong vòng 25 năm trở lại đây.

+ Tăng trưởng quý IV và cả năm 2015 chỉ đạt lần lượt 6,8% và 6,9%.

+ Dự báo tăng trưởng GDP năm 2016 của Trung Quốc chỉ ở mức 6,5-6,7%

+ Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc còn đang rơi vào tình trạng giảm phát lần đầu tiên kể từ năm 1998;

+ Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc cũng đang tăng lên.

+ Sự bất ổn của thị trường tài chính và kinh tế Trung Quốc đã khiến một dòng tiền lớn tháo chạy khỏi nước này;

2- Tác động tiêu cực từ sự giảm tốc của kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bộc lộ ngày một rõ nét lên nền kinh tế Việt Nam:

+ Hiện nay Trung Quốc đang đóng góp tỷ trọng rất lớn trong cầu thị trường hàng hóa trên thế giới.

 

+ Do đó khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn, cầu hàng hóa trên thế giới sẽ giảm, từ đó tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất của Việt Nam;

+ Hàng hóa XK của Việt Nam, nhất là của các DN nội địa, đang chịu áp lực cạnh tranh lớn trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và việc giảm giá mạnh đồng nội tệ của nhiều quốc gia trên thế giới.

+ Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ và có độ mở lớn nên sẽ khá nhạy cảm với những biến động trên thị trường thế giới.

+ Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc là khá lớn.

+Trung Quốc có thể “XK khủng hoảng” sang những quốc gia khác, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại lớn và gần gũi về mặt địa lý, trong đó có Việt Nam.

 

+ Xét về chiều XK của Việt Nam sang Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc là thị trường XK lớn thứ 4 của Việt Nam. Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ tác động đến cầu tiêu dùng của nước này, từ đó nhu cầu NK của Trung Quốc từ Việt Nam có thể giảm.

- Trong đó đặc biệt là nhu cầu NK dầu thô từ Việt Nam giảm sút có thể ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách quốc gia.

- Ngoài ra, trong khi tổng cầu suy yếu thì năng lực sản xuất của Trung Quốc đã và đang tiếp tục dư thừa, do đó Trung Quốc sẽ tìm cách để bảo hộ thị trường nội địa trước hàng NK trong đó có hàng nhập từ Việt Nam.

+ Những ngành XK chủ chốt của Việt Nam vào Trung Quốc như nông nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản và các loại nguyên liệu khác sẽ là những ngành bị ảnh hưởng, Nhưng không đáng lo ngại vì XK nông sản Việt Nam sang Trung Quốc chưa được 2% tổng kim ngạch XK nông sản. Tỷ giá cũng không nên vội điều chỉnh. Nếu chỉ vì 2-3% XK nông sản sang Trung Quốc mà phá giá đồng tiền Việt Nam là không hợp lý. Nền kinh tế tiền tệ phải nhìn vào nền kinh tế thực để điều hành.

- Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Trung Quốc sẽ tìm cách để thúc đẩy hoạt động XK ra nước ngoài;

 

- Điển hình là thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ: Theo đó đối với những quốc gia có cơ cấu hàng XK có tính tương đồng khá lớn với Trung Quốc như Việt Nam, hoạt động XK sang các thị trường khác sẽ gặp phải cạnh tranh nhiều hơn từ phía Trung Quốc.

 

-Khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp khuyến khích XK, nhất là phá giá đồng nhân dân tệ, NK nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất và XK có khả năng sẽ tăng mạnh hơn, gây áp lực tăng nhập siêu.

 

+ Về dòng vốn FDI từ Trung Quốc: Điều cần lo là đề phòng vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc vào Việt Nam.

 

- Nếu thu hút FDI vô tội vạ chỉ làm Trung Quốc có lợi.

 

- Khi Việt Nam tham gia TPP, cộng đồng kinh tế ASEAN, đầu tư của Trung Quốc vào sẽ càng nhiều nữa.

- Nếu chấp nhận chỉ làm công, làm thuê thì đó là cơ hội.

- Còn nhìn nhận về giá trị mang lại cho nền kinh tế, đây có phải là cơ hội hay không cần phải cân nhắc;

+ Về dòng vốn đầu tư gián tiếp từ Trung Quốc :

-Vì thị trường vốn nói chung và TTCK nói riêng của Việt Nam còn qua “tí hon” (Tổng vốn hóa của HOSE chưa đầy 50 tỷ USD,còn thua xa quy mô 4460 tỷ USD của TTCK Thương Hải ) và

-Trong gần 300.000 tỷ vốn huy động được qua TTCK Việt Nam thì chủ yếu vẫn là TPCP và “người mua chính” lại là các TCTD bản địa, nhất là các NHTM quốc doanh !

KL: Cho nên không kỳ vọng hão huyền vào sự “dịch chuyển ồ ạt” của “bầy thú điện tử/Hot Money” từ Trung Quốc qua Việt Nam;

OTHER NEWS