TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: TRONG SUỐT HƠN 20 NĂM HÀNH NGHỀ CỐ VẤN CHO CÁC DOANH NGHIỆP, NHẤT LÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÌ 2 CÂU HỎI MÀ TÔI SỢ NHẤT: DEAR MR.LONGHAIR, 1-”WHERE TO GET RELIABLE INFORMATION” ? AND 2-“IN WHOM TO TRUST ?” VÀ DO BÍ QUÁ (!?) NÊN TÔI THƯỜNG TRẢ LỜI : 1-GOD ONLY KNOWS (GOK); AND 2-“IN GOD I TRUST”!

Lần báo cáo này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đề cập đến con số nợ xấu ở "kênh thứ nhất”: Tức chỉ là con số tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng!


1-Báo cáo cho biết, sau 3 năm thực hiện (2012-2014), tổng các khoản nợ xấu đã được xử lý ước đạt 311,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012.
Sau khi giảm về 3,25% cuối tháng 12/2014, nợ xấu đã tăng trở lại hai tháng đầu năm 2015 với 3,59%.
2-Có một số điểm đáng chú ý trong những con số báo cáo trên:
-Một là, với 147.263 tỷ đồng nợ xấu đã bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), coi như đã được xử lý, thì khoảng 164.000 tỷ đồng nợ xấu tính theo quy mô nói trên đã được các tổ chức tín dụng tự xử lý (chủ yếu qua sử dụng nguồn trích lập dự phòng rủi ro) trong ba năm qua.
-Hai là, tỷ lệ nợ xấu 3,59% mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo có thể hiểu là con số tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng. Theo đó, con số ở “kênh thứ hai”, qua giám sát từ xa của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ lớn hơn nhiều.
-Tại nhiều thời điểm những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố hai con số nợ xấu: một từ tổng hợp báo cáo của các tổ chức tín dụng, một là từ kênh giám sát từ xa. Tuy nhiên, quy mô nợ xấu theo giám sát từ xa hiện vẫn là ẩn số.
-Trước đây, tỷ lệ nợ xấu qua kênh giám sát có lần công bố có bao gồm cả các khoản nợ được cơ cấu lại mà không phải chuyển nhóm theo Quyết định 780 và sau là Thông tư 09. Quy mô cơ cấu lại khoảng một năm trước từng được đề cập đến tới trên dưới 300.000 tỷ đồng.
-Từ 1/4/2015, cơ chế cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nói trên đã kết thúc. Nhưng như trong báo cáo trên, cũng như đến thời điểm này, việc cập nhật và đánh giá rõ mức độ nợ xấu ẩn trong quy mô nợ được cơ cấu lại theo chính sách trên chưa từng được công bố.
Theo đó, con số nợ xấu 3,59% đến cuối tháng 2/2015 và mục tiêu giảm về 3% từ nay đến cuối năm cũng chỉ là tương đối, chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ và toàn diện về mức độ nợ xấu, chưa kể phần đã bán sang VAMC mà thực tế vẫn chưa thể thu hồi hoặc xử lý.

OTHER NEWS

PS: Khi vốn tự có/Vốn điều lệ của toàn hệ thống TCTD chỉ bằng 1/12 tổng tài sản thì nếu (!) giảm lãi suất cho vay sẽ dẫn đến hệ lụy gì đối với TCTD (trong khi vẫn phải trích lập DPRR (tức làm giảm lợi nhuận của TCTD !)? Còn nếu “Nhà điều hành […]

Read more
Read more