TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Tính hình của OGC đang mối quan tâm lớn trong giới đầu tư. Việc OGC có thể tiếp tục hoạt động hay không vẫn đang là câu hỏi lớn. Nếu OGC gặp nguy thì ngoài các cổ đông đang sở hữu cổ phiếu thì ai sẽ là người cần phải lo lắng nhất?

Mất Oceanbank: Không chỉ là mất tiền!

Với việc đang nắm giữ 20% cổ phần ở Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) thì việc ngân hàng này bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng đã khiến CTCP Tập Đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) mất trắng khoản đầu tư trị giá 971 tỷ đồng.

Không chỉ thế, vì Công ty TNHH VNT và CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà (Sông Đà) cũng đang nắm lần lượt 20% và 6.65% vốn tại Oceanbank, nên cũng khiến cho giới đầu tư thêm e ngại về khả năng thu hồi số tiền 1,142 tỷ đồng của OGC đang nằm tại VNT và 898 tỷ đồng tại Sông Đà. (Xem thêm thông tin về Công ty TNHH VNT tại đây)

Việc mất đi Oceanbank chắc chắn sẽ khiến OGC mất đi một khoản tài sản không hề nhỏ. Nhưng không chỉ có vậy, OGC còn mất đi (i) hậu phương tài chính và rõ ràng trong tương lại sẽ rất khó để OGC có thể dễ dàng tìm nguồn vốn hậu thuẫn khi cần. Điều này khiến hoạt động kinh doanh của OGC trở nên khó khăn hơn trong thời gian tới. Một mất mát không hề nhỏ nữa đó chính là niềm tin của giới đầu tư vào hoạt động quản lý của OGC khi việc đầu tư chồng chéo hiện tại (xem thêm bên dưới) đã khiến cho rủi ro hoạt động của công ty này tăng cao.

Ai sẽ là người cần lo lắng?

Đứng trước khả năng mất đi một phần tài sản không hề nhỏ cũng như hậu phương tài chính thì hoàn toàn có thể hiểu được khi giới đầu tư lo ngại về khả năng duy trì hoạt động của OGC. Bên cạnh các cổ đông thì có lẽ các chủ nợ của OGC cũng sẽ là những người phập phồng lo sợ khi tài sản của OGC đang được tài trợ chủ yếu từ Nợ phải trả.

Tổng tài sản của OGC tính đến cuối năm 2014 là 11,944 tỷ đồng, được tài trợ chủ yếu bằng nợ phải trả với 7,445 tỷ đồng, chiếm 62.3% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 4,773 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 2,672 tỷ đồng.

Nguồn nợ của OGC đang tập trung chủ yếu ở các khoản mục như Phải trả ngắn hạn khác, Phải trả dài hạn khác, Vay nợ dài hạn… Vậy ai đang là những chủ nhân của các khoản nợ này?

Các khoản mục chính trong Nợ phải trả của OGC đến 2014

(Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng)

-       Phải trả ngắn hạn khác là khoản mục lớn nhất trong cơ cấu nợ của OGC với 2,846 tỷ đồng. Khoản mục này bao gồm: Phải trả Công ty Vincom Retail 700 tỷ đồng, Công ty TNHH Nhà Sinh Thái 500 tỷ, CTCP Đồng Phú Hưng – Bình Thuận 500 tỷ, CTCP Tài chính Điện lực, khoản cổ tức chưa trả 215 tỷ đồng và bà Hứa Thị Bích Hạnh 116.5 tỷ đồng.

-       Phải trả dài hạn khác trị giá 1,400 tỷ đồng bao gồm Oceanbank 430 tỷ đồng, CTCP Giáo dục Quốc tế Thần Đồng gần 414 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Nông nghiệp Công nghệ cao Hà Nội 220.5 tỷ, CTCP Đầu tư và Thương mại Mạnh Hà 200 tỷ đồng.

-       Tổng giá trị vay nợ của OGC (ngắn hạn và dài hạn) là 1,630 tỷ đồng, từ các ngân hàng: Oceanbank 658 tỷ đồng, NHTMCP Hàng Hải (MaritimeBank - MSB) 500 tỷ đồng, NHTMCP Quốc Dân (NVB) 450 tỷ đồng.

-       Người mua trả tiền trước ngắn hạn 748 tỷ đồng. Tuy nhiên trong thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 không có chi tiết khoản mục này.

-       Bên cạnh đó, OGC vẫn còn nhiều chủ nợ nhỏ hơn khác với giá trị từ 284 tỷ đồng trở xuống.

Trong các khoản nợ hiện tại thì có lẽ các chủ nợ ngân hàng sẽ là người ít lo lắng nhất khi các khoản vay nợ của OGC được thế chấp bằng tài sản. Trong khi đó, rủi ro đối với các chủ nợ khác sẽ cao hơn.

Tài sản OGC đang tập trung ở đâu?

Tài sản của OGC hiện tập trung chủ yếu ở khoản mục phải thu dài hạn với 2,676 tỷ đồng chiếm 22.4% tổng tài sản, và phải thu ngắn hạn 2,566 tỷ đồng chiếm 21.5% tổng tài sản. Tiếp theo là đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và cuối cùng là tài sản cố định.

Chi tiết tài sản của OGC đến 2014

(Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng)

 

Hiện tài sản của OGC tập trung ở một số công ty nổi bật sau:

-       Công ty TNHH VNT với tổng giá trị 1,142 tỷ đồng bao gồm trả trước người bán 112 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác 226 tỷ đồng và phải thu dài hạn khác 804 tỷ đồng. VNT cũng đang là cổ đông của Oceanbank khi nắm 20% cổ phần.

-       NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) 971 tỷ đồng (đầu tư vào công ty liên kết).

-       CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà với 898 tỷ đồng bao gồm đầu tư ngắn hạn 181 tỷ đồng, trả trước người bán 185 tỷ đồng và 532 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác. CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà cũng đang là cổ đông của Oceanbank khi nắm 6.65% cổ phần.

-       CTCP Đầu tư và Thương mại Vneco Hà Nội với 539 tỷ đồng bao gồm đầu tư ngắn hạn gần 381 tỷ đồng, trả trước người bán 117 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác 41 tỷ đồng,

-       Tộng CTCP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (HNX:VCG) với 500 tỷ đồng (trong khoản mục phải thu dài hạn khác).

-       CTCP Chứng khoán Đại Dương 306 tỷ đồng (đầu tư vào công ty liên kết).

Ngoài ra, tài sản của OGC còn tập trung ở một số công ty đáng chú ý như CTCP SGG Văn Thánh 198 tỷ đồng (phải thu dài hạn khác), CTCP Đầu tư – Tư vấn Tài chính Liên Việt với 145 tỷ đồng (phải thu dài hạn khác), CTCP Đầu tư Thành An 144 tỷ đồng (trả trước người bán), ông Hà Trọng Nam 128 tỷ đồng…


OTHER NEWS

1-THƯỢNG HẢI NGÀY NAY: +Thượng Hải được đánh giá là một thành phố hiện đại, phát triển hơn hẳn so với Hong Kong. +Với dân số 24 triệu người, Thượng Hải được mô tả là “Paris ở phương Đông”. + Chính quyền thành phố đặt mục tiêu đưa Thượng Hải trở thành trung tâm kinh […]

Read more

PS:TẠI VIỆT NAM SỐ LƯỢNG DN ZOMBIES “KHÔNG ĐĂNG KÝ” LỚN HƠN NHIỀU LẦN SỐ DN GIẢI THỂ VÌ MẤY LÝ DO:1-SỸ DIỆN;2-LUẬT RẮC RỐI;3-CHIẾM DỤNG “TIỀN THUẾ” LẼ RA PHẢI NỘP NẾU MUỐN GIẢI THỂ;4-HY VỌNG SẼ BÁN ĐƯỢC “TÊN DN” CHO DN MỚI (LUẬT DN 2014 RẤT CHẶT CHẼ VỀ ĐẶT TÊN DN!);5-HY […]

Read more