TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

 Dưới đây là 7 câu hỏi và trả lời về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà trang The Star của Mỹ đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Barrack Obama vừa có bài phát biểu về Hiệp định này tại trụ sở hãng Nike ở tiểu bang Oregon.

Trong bài phát biểu của mình, ông Obama nhấn mạnh TPP là một thỏa thuận thương mại có tiêu chuẩn cao nhất về lao động động và môi trường trong lịch sử, và nước nào không đáp ứng được các yêu cầu sẽ bị loại.

 

Hiệp định TPP là gì?

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất giữa 12 quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương, gồm: Canada, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Việt Nam, Singapore, Peru, New Zealand, Chile và Brunei.

Điều gì khiến cho Hiệp định này lớn như vậy?

Các nước tham gia vào Hiệp định TPP chiếm 40% sản lượng kinh tế của thế giới. Thỏa thuận này sẽ ảnh hưởng đến hàng chục ngành và hàng chục sản phẩm và dịch vụ mỗi ngày, từ quần áo đến được phẩm, từ xe ô tô đến sách vở, từ Internet đến ngân hàng.

Tại sao Hiệp định này quan trọng?

Mục đích của các hiệp định thương mại truyền thống là để loại bỏ thuế quan - thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu. Tuy đây cũng là một mục tiêu chính, nhưng TPP còn bao quát một loạt các mối quan tâm phi thuế quan, như sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, và các tiêu chuẩn về lao động. Ngoài ra, Hiệp định này còn liên quan đến những tác động quan trọng tới chính trị thế giới. TPP là một phần nỗ lực của Mỹ nhằm đối trọng lại với sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Những gì còn chưa biết?

Trong khi các thỏa thuận thương mại tự do khác cho biết ý tưởng của thỏa thuận, nhưng TPP thì không. Các cuộc đàm phán đã được tiến hành trong bí mật.

Những thông tin rò rỉ của TPP tiết lộ về 3 chủ đề quan trọng: sở hữu trí tuệ, môi trường, và "giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước" – những quy tắc phổ biến nhưng gây tranh cãi về việc cấp cho các doanh nghiệp quyền đi đến các cơ quan trọng tài, bên ngoài tòa án thông thường, để đấu tranh với các điều luật mà họ tin rằng vi phạm quyền của họ theo thỏa thuận này.

Hiệp định này sẽ tác động đến kinh tế ở mức độ nào?

Một nghiên cứu về TPP được biết đến rộng rãi nhất, được các nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson thực hiện, dự đoán rằng sản lượng kinh tế của Mỹ sẽ tăng 0,4% và Canada sẽ tăng 0,5% vào năm 2025 nếu TPP được phê duyệt. Điều đó có nghĩa là kinh tế Canada sẽ có thêm 10 tỷ USD.

Đàm phán đang ở điểm nào?

Các quốc gia tham gia đang ám chỉ rằng họ sắp đạt được thỏa thuận, nhưng không ai biết chính xác khoảng cách đến thỏa thuận đó thế nào. (Các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ đã tuyên bố từ năm 2013 rằng các cuộc đàm phán đã đạt đến "phần kết của cuộc chơi”). Các bên dự kiến ​​sẽ có cuộc họp tiếp theo tại đảo Guam trong 2 tuần bắt đầu từ ngày thứ Năm tới (14/5), và sau đó là cuộc họp 3 ngày tại Philippines.

Đâu là các điểm còn vướng mắc?

Nghị viện Mỹ vẫn chưa trao Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) cho Tổng thống Barrack Obama – tức quyền đàm phán một thỏa thuận mà không cần Nghị viện thay đổi nó. Các quốc gia khác, trong đó có Canada, nói rằng họ không thể đồng ý nhượng bộ nếu họ biết Nghị viện có thể thay đổi.

Mỹ và Nhật Bản, 2 nền kinh tế lớn nhất tham gia đàm phán, vẫn chưa giải quyết được bất đồng về 2 chính sách phức tạp: thuế quan của Mỹ đối với phụ tùng ô tô và sự bảo hộ của Nhật Bản xung quanh thị trường gạo của mình. Và Mỹ cũng có vấn đề thịt bò chưa được giải quyết với Canada về hệ thống "quản lý nguồn cung cấp" mà đang bảo vệ các nông dân ngành sữa và gia cầm nước này.


OTHER NEWS

Ông chủ của Tập đoàn General Electric- Jeff Immelt vừa tuyên bố thoái vốn khỏi GE Capital. Tin này như một cơn địa chấn báo hiệu nhiều thay đổi lớn ở GE.  

Read more
Read more