TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS:ẨN SỸ ĐẠI NGU CHẲNG NGU (!?) NÊN TỪ CÔN ĐẢO VỀ SG TỪ TRƯA 26/04 NHÉ !

Giấy phép xả thải 3215/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho Formosa do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai ký ngày 11-12-2015 dựa trên Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành năm 2013.

Bảng so sánh các giá trị giới hạn nước biển:

 

1-Như vậy, theo tính toán thì Formosa được phép xả thải ra vịnh Sơn Dương với hàm lượng :

 

+Xyanua cao gấp 58,5 lần giá trị giới hạn của nước biển theo Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT.

 

+ Ngoài ra các hàm lượng Cadimi;

 

+ Crom 6+ được phép vượt quá 11,7 lần;

+ Thủy ngân 2,34 lần, Tổng Phenol 19,5 lần, Tổng dầu mỡ khoáng 23,4 lần.

Và điều này hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT

2-Nhưng với hàm lượng đó, nếu Formosa xả ra biển đúng quy định thì vẫn có thể gây chết hầu hết các loài thủy sinh xung quanh luồng nước thải (đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn đúng quy định trên) đi qua. Vì lưu lượng 10-40.000m3/ngày đêm là rất lớn, xả thải liên tục, cục bộ, nước biển sẽ không kịp trung hòa hết được các chất gây ô nhiễm.

3-Trong các trả lời báo chí, Formosa đều khẳng định họ làm theo tất cả các quy định, quy chuẩn của Việt Nam. Và có vẻ họ đúng, “đồng chí” Chu Nhược Phàm đúng, nhưng đa số người dân Việt Nam đã không chấp nhận cái đúng đó. Vì mọi người thường nghĩ rằng nước đã qua xử lý, đúng quy định, quy chuẩn thì không thể chết tôm cá được. Nhưng theo QCVN 52: 2013/BTNMT để tính toán nước thải thì cá vẫn có thể chết, không tin các mời các nhà khoa học cứ làm thí nghiệm.

4-Theo báo Tuổi trẻ, sau khi có giấy phép xả thải trong Quý 1/2016, Fomorsa đã xả thải trên 931.830 m3 nước (đã qua xử lý) ra biển, bình quân 10.000m3/ngày đêm, nghĩa là Formosa mới chỉ xả thải chưa đến 1/4 công suất tối đa được phép (45.000m3/ngày đêm) và đó mới chỉ là giai đoạn khởi động, xúc rửa đường ống.

Nếu Formosa đi vào sản xuất thực sự và xả thải tới công suất được phép, có thể khẳng định thảm họa môi trường sẽ kéo dài đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu thậm chí đến Cà Mau. Dù họ hoàn toàn theo đúng các Quy định, Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam.

5-Nếu dòng hải lưu biển Đông đổi chiều vào mùa hè thì Vịnh bắc Bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng cá chết sẽ lan ra khắp 3,000km bờ biển. Đó sẽ thực sự là một thảm họa kinh hoàng.

OTHER NEWS

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước năm 2018 là 363.284 tỷ đồng. Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 206.150 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc là 157.134 tỷ đồng.

Read more

Tờ Nikkei của Nhật Bản từng ví von: “Samsung hắt hơi, kinh tế Việt Nam cảm cúm”, để thấy vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của tập đoàn điện tử hàng đầu Hàn Quốc tới “sức khỏe” nền kinh tế Việt Nam. Lương tháng trung bình của công nhân Triều Tiên hiện được […]

Read more