TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

http://2.bp.blogspot.com/-1J7pnBv-ejk/VBefKBQFu6I/AAAAAAAABXc/MZzJ9XbklR8/s1600/khoa-than-cho-con-bu.jpg

PS: ĂN CŨNG NGƯỢC (ĂN BẨN!) +CHƠI CŨNG NGƯỢC +HỌC CŨNG NGƯỢC (CÀNG CAO CÀNG THẤT NGHIỆP ) +  TƯ DUY CŨNG NGƯỢC NỐT = PHÁT TRIỂN CÀNG NGƯỢC / CÀNG NGÀY CÀNG TIẾN ….TỤT LẠI XA HƠN THIÊN HẠ!

Ngày 9/4 vừa qua tại Hải Dương có cuộc hội thảo của gần 100 nhà kinh tế bàn về suy thoái kinh tế ở Việt nam và chính sách đối phó. Ban tổ chức hội thảo muốn thu thập khuyến nghị từ các chuyên gia hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách. Hội thảo chắc chắn thành công tốt đẹp. Một điểm không ngờ là Việt Nam lại có nhiều nhà kinh tế học có thể khuyến nghị chính phủ chính sách đối phó khủng hoảng đến vậy. Cứ theo tường thuật của VNNSGTT, có thể hình dung tại hội thảo, một vài nhà kinh tế học chủ chốt sẽ trình bày thực trạng nền kinh tế và đưa ra giải pháp, khuyến nghị. Các nhà khác thì sẽ chỉnh cà vạt chuẩn bị có ý kiến.

Vấn đề là nếu chính phủ cần tư vấn chính sách kinh tế, sao không chọn 1 hoặc 2 hoặc 3 ông thật giỏi để nghe, mà cần phải nghe những 100 ông?

Ở các nước khác, tại một cuộc hội thảo khoa học, nhà nghiên cứu sẽ trình bày kết quả nghiên cứu. Ít thấy ai tổ chức hội thảo để tư vấn trực tiếp chính sách kinh tế cho chính phủ.

kim tu thap.GIF


Nhà tư vấn kinh tế cho chính phủ là ai? Đó là nhà kinh tế học giỏi về lĩnh vực mình tư vấn, có khả năng tổng hợp cao. Anh ta đọc tất cả các nghiên cứu liên quan đến vấn đề cần tư vấn, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó theo một mô hình nhất định, mô hình mà anh ta tin là hợp lý và đã cùng nhà hoạch định chính sách thống nhất sử dụng.

Như vậy điều kiện tiên quyết để anh ta làm việc được là phải có nhiều nghiên cứu nền tảng. Càng nhiều nghiên cứu nền tảng, đề cập càng nhiều khía cạnh của vấn đề nhà tư vấn đang giải quyết thì cơ hội thành công của anh ta càng cao. Chẳng hạn nhà tư vấn đang tìm các giải pháp kiềm chế lạm phát. Một trong các vấn đề cần hiểu rõ là cơ chế kỳ vọng tác động vào giá như thế nào. Theo lý thuyết và kinh nghiệm của phương Tây thì cơ chế kỳ vọng tác động tăng giá là thông qua tiền lương. Ở Việt Nam tình hình dường như không phải vậy khi mà công đoàn không điều đình lương cho công nhân được, khối cán bộ nhà nước thì khỏi bàn, người nông dân chiếm số đông thì tự trả lương cho mình trong khi giá sản phẩm là giá thế giới. Nhà tư vấn chính sách lúc này sẽ cần hàng loạt các nghiên cứu nền về đo lường kỳ vọng, về mối quan hệ giữa giá nhập lượng và xuất lượng trong các ngành chủ chốt, về tác động của sự thay đổi tiền lương lên giá sản phẩm v.v. để biết chính xác tác động lạm phát của kỳ vọng ở Việt Nam là như thế nào, từ đó đưa ra cố vấn chính sách. Hình 1 minh họa cho quá trình nghiên cứu – chính sách này.

Tuy nhiên ở Việt Nam thì kim tự tháp này bị đảo ngược (hình 2). Rất ít nghiên cứu nền và rất nhiều ”nghiên cứu” đề xuất chính sách và rất nhiều nhà tư vấn chính sách. Các nhà kinh tế hội nghị Hải Dương dựa vào cái gì để khuyến nghị chính sách? Chắc là dựa vào các lý thuyết kinh tế học thành công ở châu Âu và Hoa Kỳ, cộng thêm các số liệu của Tổng cục thống kê. Và sau đó là các lời tư vấn ”tâm huyết”, ”khoa học” v.v và v.v. Còn nhớ năm ngoái báo chí
đăng tin một nhà kinh tế học, chuyên gia tư vấn quốc tế, đã thắng thầu dự án tư vấn cho chính phủ Việt Nam của UNDP với giá trị 830 ngàn USD và nhận lương 650 USD/ngày để chuẩn bị bản báo cáo tư vấn về FDI. Kết quả là bản báo cáo 86 trang của ông đã bị các nhà kinh tế học Việt Nam ”chỉ trích gay gắt”, chê là nghèo nàn và không hiểu Việt Nam, Tôi tin là không bao giờ ông này sẽ làm tư vấn cho chính phủ Việt Nam nữa. Ông cũng sẽ bảo bạn bè đồng nghiệp của ông là đừng bao giờ làm tư vấn chính sách ở Việt Nam. Tôi tin là khi thắng thầu ông rất hãnh diện, nhưng ngay lập tức mất ngủ khi bắt tay vào soạn báo cáo. Tôi tin là ông đã tìm cái chân kim tự tháp trong hình 1 ngày đêm mà không thấy, chỉ thấy một số báo cáo khuyến nghị chính sách và các báo cáo này lại chẳng có gì khác nhau. Đến ngày nộp báo cáo thì ông đã gia nhập vào cái nhóm lô nhô phía trên kim tự tháp ngược ở hình 2. Ông bị chỉ trích chỉ vì ông lãnh 650 USD/ngày mà chỉ sản xuất được cái báo cáo mà người lãnh 5 USD/ngày cũng có thể làm được.

Một sự thực là các nhà kinh tế học ở Việt Nam chỉ thích làm nghiên cứu khuyến nghị chính sách trực tiếp và cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học hiện nay chỉ cấp kinh phí và duyệt các đề cương nghiên cứu nào hứa hẹn đưa ra được nhiều khuyến nghị chính sách. Kim tự tháp ngược của chúng ta đang có nguy cơ bền vững với chính sách giáo dục và nghiên cứu ”đáp ứng nhu cầu xã hội” của ông bộ trưởng Giáo dục. Chính sách này chỉ khuyến khích những nghiên cứu nào mà xã hội sẵn lòng trả tiền hoặc các cơ quan chính phủ sử dụng trực tiếp được. Chính sách này không khuyến khích các nghiên cứu thực hiện xong được bỏ vào ngăn kéo (thư viện) mà không ứng dụng được ngay trong thực tế. Vậy các nghiên cứu ”đáp ứng như cầu (trực tiếp) của xã hội” được đáp ứng từ đâu?

Các nghiên cứu trong ngăn kéo thư viện chính là chân của kim tự tháp khoa học, là vai của người khổng lồ, để trên đó mới ra đời các chính sách hiệu quả.

OTHER NEWS

https://www.amazon.com/Love-Capital-Jenny-Birth-Revolution/dp/0316066125 https://asia.nikkei.com/Opinion/Party-versus-market-Xi-fails-to-resolve-China-s-contradictions https://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-globalized-party-state

Read more

“Ngồi xổm” lên Hiến pháp để tham nhũng http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Sinh-hoat-tu-tuong/2014/25238/Hau-due-va-tri-tue.aspx http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2439

Read more