PS: TRƯỚC KHI ĐỌC BÀI NÀY THIẾT NGHĨ NÊN ĐỌC LẠI BÀI “TỰ THÚ…TRƯỚC HOÀNG HÔN” CŨNG CỦA CHÍNH TÁC GIẢ :TS.VÕ CHÍ THÀNH:
‘Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi’/ http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/264504/lanh-dao-con-chem-gio-gioi-hon-bon-toi.html
Để thực hiện khát vọng, chúng tôi đề nghị sáu chuyển đổi cơ bản.
Thứ nhất là hiện đại hóa nền kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh cho khu vực tư nhân. Cần coi tư nhân là động lực kinh tế quan trọng nhất trong bối cảnh Việt Nam hội nhập và tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng tôi xem xét, đâu là những nút thắt cho kinh tế tư nhân trưởng thành. Có ba nguyên nhân cơ bản gồm quyền tài sản, cạnh tranh và tiếp cận đến các yếu tố sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập làm sao để khu vực tư nhân Việt Nam lớn lên được, để họ tham gia vào các chuỗi, mạng sản xuất gắn với các tập đoàn lớn.
Thứ hai là đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ để tăng năng suất, tạo giá trị gia tăng cao. Khu vực tư nhân phải giữ vai trò trung tâm trong đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Thứ ba là vấn đề đô thị hóa liên quan đến dòng người di cư. Có các gợi ý tháo gỡ nút thắt về kinh tế - xã hội, và kết nối được tính lan tỏa của những đô thị như TPHCM.
Thứ tư là phát triển bền vững, tức tăng khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh hơn về ngành, vùng miền, chống ô nhiễm.
Thứ năm là đảm bảo công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội. Cần mở rộng các chương trình hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương, người nghèo, dân tộc thiểu số để họ có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ giáo dục, y tế, bảo hiểm; và xây dựng hệ thống an sinh xã hội đáp ứng nhu cầu của xã hội trung lưu và người già nhiều hơn.
Chương cuối cùng, mà thực ra chúng tôi định để lên đầu vì nó là nền cho tất cả, liên quan đến xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện đại cùng một nền kinh tế thị trường đầy đủ và một xã hội dân chủ.