TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào cũng có thể chi tiêu quá mức và gặp rắc rối về tài chính, và hầu hết đều đã gặp. Cách đây không lâu, vào năm 1976, nước Anh đã buộc phải cầu xin IMF và hy sinh chủ quyền tài chính của mình cho tổ chức đó. Nửa sau của thập niên 1970, tình hình tài chính của Anh cực kỳ lộn xộn. Năm 1971 Mỹ cũng không trả được nợ và lâm vào khủng hoảng kinh tế trong suốt những năm 1970. Nhưng cả hai nước đã thoát  ra được. Cũng như Chile, Uruguay, và Philippines sau những cuộc khủng hoảng ngân sách và tài chính trong những năm 1970 và 1980.

Nhưng một số không thoát ra được và tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra khi nền văn hóa dân tộc là hoặc đã trở thành chủ yếu là bài tư bản chủ nghĩa và người ta phụ thuộc vào nhà nước từ khi lọt lòng đến lúc chết. Ngoài Argentina và Venezuela, chúng ta còn thấy tình trạng bất ổn kinh tế và tài chính kéo dài sau những cuộc khủng hoảng đầy đau đớn của Zimbabwe, Ghana, Bolivia, Nigeria, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và bây giờ là các nước Nam Âu. Những quốc gia này dường như không học được gì từ những sai lầm của họ, vì dường như họ không muốn hoặc không thể xác định vị trí của bài học vì sự tù mù về trí tuệ trong môi trường văn hóa của họ.

OTHER NEWS

http://nghiencuuquocte.org/2015/02/07/moi-dieu-ban-tuong-ban-biet-ve-su-sup-cua-lien-xo-deu-sai/ Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai  Theo ý kiến của vị thủ tướng của Gorbachev, ông Nikolai Ryzhkov, “tình trạng đạo lý [nrastennoe] của xã hội vào năm 1985 là nét đặc trưng “hãi hùng nhất”: [Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của […]

Read more
Read more