TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: DIỄN ĐÀN KINH TẾ MÙA XUÂN TẠI NHA TRANG SẮP TỚI SẼ CHỈ BÀN VỀ CHỦ ĐỀ NÀY!?

1-Tham gia TPP, Việt Nam và các nước thành viên phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.

 Với nền sản xuất nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, thiếu quy trình giám sát chặt chẽ, thiếu khả năng chứng minh nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất sạch, những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ rất khó xâm nhập vào thị trường các nước khác như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... vì các nước này chắc chắn sẽ dựng lên những rào cản kỹ thuật (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) để ngăn chặn hàng nhập khẩu.

2-Ngược lại, chúng ta sẽ rất khó đưa ra các biện pháp này vì nếu các nhà sản xuất trong nước của chúng ta chưa đáp ứng được các điều kiện mà hàng rào chúng ta muốn dựng lên thì việc chúng ta dựng lên hàng rào TBT và SPS sẽ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia và sẽ bị kiện.

 Như vậy, ngành nông nghiệp sẽ đối diện với bất lợi rất lớn: khó thâm nhập thị trường nước ngoài, trong khi phải đối diện với sự xâm nhập rất lớn của các sản phẩm nông sản từ các nước có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Chile... Ngành sữa, chăn nuôi, trồng trọt (đậu, bắp), trái cây sẽ là những ngành chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất từ phía hàng hóa nhập khẩu.

3-Một điều đáng quan tâm là nông nghiệp - ngành đang tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân số Việt Nam có khả năng bị đe dọa lớn nhất từ hiệp định TPP - lại rất ít được đề cập trong các nghiên cứu trong nước và trên các diễn đàn trao đổi gần đây.

 Nông dân chúng ta sẽ buộc phải tham gia một cuộc chơi lớn đầy bất lợi nhưng lại không biết luật của cuộc chơi đó là gì. Không biết đối thủ có những vũ khí gì, mình được quyền sử dụng vũ khí gì, phải chuẩn bị gì? Với những điều kiện như vậy thì khả năng cạnh tranh thành công của nông dân Việt Nam sẽ là rất thấp.

OTHER NEWS

Read more

The Trump administration’s foreign policy can be understood as driven by the recognition that choices are limited, and the last one—reforming the existing alliances—is the best bet.

Read more