PS: CŨNG NHƯ CÁC NƯỚC TƯƠNG ĐỒNG: CHINA CHỈ THÍCH ĐỔ THÊM XĂNG/THAY TÀI XẾ “XE GẮN MÁY” ĐỂ CHẠY THEO “XE HƠI …BMW”!1-Nợ xấu Trung Quốc 1.300 tỷ USD Sự tăng trưởng chậm lại đó của Trung Quốc đặt ra hai vấn đề : + Thứ nhất, đây là một gánh nặng đối với các doanh nghiệp, đẩy nợ của các doanh nghiệp lên cao, gây liên lụy cho ngành ngân hàng. + Mối lo ngại thứ nhì, là những khó khăn của nền kinh tế thứ hai toàn cầu tác động dây chuyền đến phần còn lại của thế giới. + So với thời điểm của năm 2010, tổng số nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng nhanh gấp ba lần. + Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo, rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng Trung Quốc đã lên tới 1.300 tỷ USD và chỉ riêng trong năm 2015, đã tăng 7 %. 2-Trung Quốc hắt hơi, thế giới cảm lạnh +Có điều, như đánh giá của chuyên gia kinh tế Obsfeld, sự hụt hơi của mô hình Trung Quốc tác động trực tiếp đến “tăng trưởng và mức đầu tư của thế giới, đến các hoạt động thương mại của toàn cầu”. +Những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các nền kinh tế đang trỗi dậy và các nước xuất khẩu dầu hỏa, đã quá tin tưởng vào một khách hàng lớn như Trung Quốc. 3-Hai ngày trước khi Bắc Kinh công bố thống kê về các hoạt động kinh tế trong quý 1/2016, hãng tin Pháp AFP thực hiện một cuộc thăm dò với 19 nhà phân tích. + Kết quả cho thấy, trong ba tháng đầu năm, GDP của Trung Quốc tăng khoảng 6,7 %. Với đà này, tăng trưởng cho cả năm sẽ chỉ đạt 6,6 %, tức còn thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng 6,9 % của năm ngoái. + Theo phân tích của cơ quan tư vấn IHS Global Insight, hai cột trụ chính của cỗ xe kinh tế Trung Quốc là công nghiệp và xây dựng liên tục giảm trong những tháng gần đây. + Điều đáng quan ngại hơn cả, là Bắc Kinh đã liên tục bơm tiền để tiếp sức cho kinh tế mà vẫn không đem lại kết quả mong muốn. +Theo báo cáo vừa được IMF công bố, tăng trưởng của Trung Quốc năm nay chỉ đạt 6,5 %, tức là thấp hơn so với thành tích của năm 2015, vốn đã là mức tệ hại nhất của nước này từ 25 năm qua. + Như ghi nhận của giới chuyên gia : nếu như các biện pháp can thiệp của Bắc Kinh vào các hoạt động kinh tế không được đi kèm với các chương trình cải tổ sâu rộng, thì sẽ chỉ đem lại “những kết quả rất khiêm tốn”. + Chính Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc cũng phải nhìn nhận là “những yếu tố gây bất lợi cho kinh tế Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn, và nếu không có các biện pháp hỗ trợ của Bắc Kinh thì nền kinh tế nước này sẽ còn tiếp tục đổ dốc”. |
- VIETNAM’S DILEMMAS
- SMART vs MAD MONEY
- VIETNAM & GEOECONOMICS
- DILEMMA N0.1: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN : VICIOUS CIRCLE : HOW TO GET OUT?
- DILEMMA N0.2: CÔNG HỮU VS TƯ HỮU ?
- DILEMMA N0.3:NATIONALISM VS GLOBALISM ?
- DILEMMA N0.4: GIÁO DỤC : DẠY LÀM NGƯỜI TỬ TẾ
- DILEMMA N0.5: ĐÀO TẠO : DẠY CÁCH LÀM GIÀU
- DILEMMA N0.6 :TRÍ THỨC VS CMCN 4.0 ?
- DILEMMA N0.7 : DÂN SỐ - CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ !
- Canh bạc 1: NGÂN HÀNG
- Canh bạc 2: BẤT ĐỘNG SẢN
- Canh bạc 3: THỊ TRƯỜNG VỐN: ĐẦU TƯ OR CỜ BẠC
- Canh bạc 4: DẦU + VÀNG + TỶ GIÁ + KIỀU HỐI + ODA !
- Canh bạc 5: NÔNG NGHIỆP
- Canh bạc 6 : CỞ SỞ HẠ TẦNG + ĐẶC KHU KINH TẾ + CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ : HIỆN THỰC OR ẢO TƯỞNG ?
- Canh bạc 7 : TĂNG TRƯỞNG VS MÔI TRƯỜNG
- American Dream: An Example of Soft Power ?
- Chinese Dream: GOK ?
- Russia: A New Macondo ?
- India: A New Rising Asian Dragon?
- Japan: The lost decades since 1990 (失われた10年 - ushinawareta jūnen): How to get out ?
- EU :Too Big To Fall ?
- ASEAN: Agree or Disagree?
- SOUTH CHINA SEA
- BIỂN ĐÔNG HAY TRUNG ĐÔNG
- MIDDLE EAST
- INTERNATIONAL AGREEMENTS