TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Theo nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán theo phương thức mới, với nguyên tắc chọn bỏ, gây nhiều rủi ro cho các nước đang phát triển.

Ông Trương Đình Tuyển hiện là cố vấn cao cấp cho đoàn Việt Nam đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Việt Nam – EU. Ông Tuyển cho biết, hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) có 2 hình thức: Chọn cho (cam kết mở cửa những lĩnh vực nào được ghi cụ thể trong hiệp định); và chọn bỏ (lĩnh vực nào không mở cửa được ghi cụ thể vào hiệp định).

“TPP được đàm phán theo nguyên tắc chọn bỏ, gây nhiều rủi ro cho các nước đang phát triển, vì chưa biết tương lai xuất hiện ngành nghề, dịch vụ gì mới, quản lý thế nào. Điều đó buộc chúng ta phải gồng lên đàm phán”, ông Tuyển nói.

Theo ông Tuyển, khi TPP có hiệu lực, các nước phải cắt giảm về 0 ngay lập tức 90% số dòng thuế của 90% giá trị kim ngạch nhập khẩu, 10% dòng thuế còn lại có lộ trình cắt giảm trong 10 năm tiếp theo. Do đó, ông Tuyển cho rằng, bên cạnh cơ hội là áp lực cạnh tranh rất lớn, buộc nhà nước phải thay đổi thể chế, minh bạch, công khai hơn. “Nhà nước không được tùy tiện thay đổi chính sách, nếu chính sách gây hại cho nhà đầu tư có thể bị kiện và bị trừng phạt thương mại”, ông Tuyển cảnh báo.

Hiện Việt Nam đang đàm phán và sắp đi đến ký kết 6 FTA trong năm nay, gồm: Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ASEAN + 6 nước đối tác (RCEP); Việt Nam – EU; Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); Việt Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazaxtan; Việt Nam – 4 nước Trung, Bắc Âu (EFTA).

Ngoài ra, hiện ASEAN cũng đang đàm phán FTA với Hồng Kông (Trung Quốc). Các nước tham gia hiệp định này chiếm gần 95% tổng giá trị thương mại quốc tế, gần 100% thị trường thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

OTHER NEWS

1. Bong bóng bất động sản 2. Nợ học phí đại học Tổng dư nợ sinh viên hiện tại ở Mỹ đã vượt mức 1,4 nghìn tỷ USD và có tới 40% số người vay đã mất khả năng thanh toán hay là thanh toán rất chậm 3. Các ngân hàng Châu Âu 4. Kinh […]

Read more
Read more