TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS:ACE NÊN THAM KHẢO THÊM CUỐN “RƠI TỰ DO” CỦA J.E.STUGLITZ

1-Ngày 8-9-2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 18 hướng dẫn thủ tục xử lý tài sản bảo đảm thông qua phương thức bán đấu giá theo cơ chế xử lý của VAMC.

+ Thông tư này nhằm tăng cường vai trò thực tế của VAMC trong việc xử lý nợ xấu đã mua của TCTD, mà cụ thể là nhằm xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu.

+ Tuy vậy, khi triển khai thực tế thì thông tư đã vô tình trói buộc thêm quyền của chủ nợ.

2-Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm đã trao cho TCTD (chủ nợ) quyền thu giữ tài sản và xử lý tài sản theo phương thức thỏa thuận của các bên (được quy định trong hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận riêng giữa các bên), nhất là quyền được bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

+ Trong mẫu các hợp đồng thế chấp thường có quy định về giá khởi điểm tham chiếu ban đầu và việc TCTD được quyết định phương thức xử lý tài sản bảo đảm và được toàn quyền bán hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

+ Do vậy, khi TCTD quyết định bán đấu giá tài sản bảo đảm thường chỉ cần thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để định giá lại tài sản nhằm xác định giá bán khởi điểm mà không cần thỏa thuận lại với bên bảo đảm.

+ Trong khi đó, theo quy định mới tại khoản 3, điều 4, Thông tư 18, trường hợp VAMC tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm đối với khoản nợ xấu thì phải đạt được thỏa thuận với bên bảo đảm về giá khởi điểm của tài sản.

3- Quy định này gây nhiều khó khăn cho VAMC.

+ Bởi hầu hết các khoản nợ VAMC mua là nợ xấu, khách hàng vay và chủ tài sản trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba (sau đây gọi là chủ sở hữu tài sản) đều bất hợp tác nên thường VAMC phải thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ.

+ Do vậy, chủ sở hữu tài sản sẽ không còn hợp tác làm việc hoặc trong trường hợp chủ sở hữu tài sản có nơi cư trú, trụ sở không rõ ràng thì VAMC không thể làm việc hay gửi thông báo hợp lệ đề nghị làm việc, thỏa thuận giá khởi điểm.

+ Chưa kể nhiều trường hợp tài sản bảo đảm có nhiều đồng sở hữu hoặc chủ sở hữu bị chết/bị tuyên bố chết dẫn đến phát sinh thừa kế thì VAMC cũng gần như bế tắc trong việc liên hệ để thỏa thuận giá khởi điểm hoặc chứng minh đã liên hệ nhưng không được để có cơ sở thuê tổ chức thẩm định giá xác định giá khởi điểm của tài sản.

 

4-Hệ quả là khoản nợ xấu trước khi bán nợ cho VAMC vốn đã khó xử lý, nay bán nợ cho VAMC rồi lại càng khó xử lý hơn.

+ Do vậy, Thông tư 18 nên được điều chỉnh theo hướng quy định VAMC có nghĩa vụ thông báo cho chủ sở hữu tài sản để chủ sở hữu tài sản liên hệ với VAMC nhằm thỏa thuận giá bán khởi điểm.

+ Trong trường hợp VAMC không thể xác định được địa chỉ của chủ sở hữu tài sản thì phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trong một khoảng thời gian nhất định, chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ liên hệ với VAMC để thỏa thuận giá bán đấu giá.

+  Hết thời gian thông báo thì VAMC được toàn quyền thuê công ty định giá độc lập để thẩm định giá tài sản bảo đảm và đưa ra bán đấu giá công khai theo quy định nhằm thu hồi nợ xấu.

OTHER NEWS

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố với CAR 12,84%, gần như không có cải thiện trong năm qua.

Read more

PS:NÊN ĐỌC BÀI NÀY CÙNG VỚI CASE STUDY N0.832 CỦA 4C ADVISORS HÔM QUA:  https://www.mr-doom.com/blogs/canh-bac-no02-bat-dong-san-41.aspx 1-Không phải các ông chủ dự án bất động sản, mà chính các tổ chức tín dụng mới là người đi săn tìm nhiều nhất, ở tần suất cao nhất tỷ lệ mua nhà để ở thật sự của người […]

Read more