1-Hiện công ty My Anh đang thử nghiệm trồng gần 2.000 cây mắc ca trên 2,7 ha mắc-ca. Giống được nhập từ Úc. Có loại chăm sóc theo chuẩn kỹ thuật, có loại “thả hoang” để xác định các khả năng phát triển và chất lượng quả. Mắc-ca được trồng xen với cà phê, đinh lăng để lấy ngắn nuôi dài.
Mặc dù diện tích mắc-ca mới chỉ 2 - 3 tuổi, chưa cho quả, nhưng ông Trí đã khởi công luôn việc xây dựng nhà máy chế biến với vốn đầu tư 2,2 triệu USD tại cụm công nghiệp Tân Thành (đặc khu kinh tế Lao Bảo), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.
2-Cuối tháng 6 vừa qua, Công ty TNHH My Anh - Khe Sanh có hồ sơ gửi Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xin nhập 30 tấn hạt mắc-ca về làm giống. Đến nay, hồ sơ này, cũng như của một số doanh nghiệp khác, vẫn bất động trước cửa cơ chế.
Ông Trí cũng băn khoăn, theo công bố mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận được 10 loại giống mắc-ca. Thế nhưng, ngay trong 3 loại được xét là “giống quốc gia”, loại OC hiện đã có những khuyến cáo loại trừ (do hạn chế về tỷ lệ nhân, khó thu hoạch - đặc biệt là khó đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nếu thu hoạch cưỡng bức).
Ngược lại, có những loại giống cần thiết doanh nghiệp muốn nhập về lại không có trong 10 loại Bộ đã nêu. Như trong kế hoạch của Công ty My Anh, giống H2 được lựa chọn để lấy lợi thế bộ rễ khỏe, phù hợp với địa hình đồi dốc của Việt Nam, ghép với loại năng suất và chất lượng khác, thì không có trong danh mục đó.
3-Dự án phát triển mắc-ca của công ty My Anh đặt tại Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị), có tổng vốn đầu tư 111 tỷ đồng, với diện tích 2.000 ha (hiện 650 ha đã sẵn sàng đón giống vào thực địa). Công ty cũng đang xây dựng nhà máy chế biến, để đảm bảo tiến độ dự án.