1-Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với mức mà Chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Còn chế độ tỷ giá đang được Trung Quốc áp dụng hiện đã chuyển thành thả nổi có kiểm soát.
2- Ngầm phá giá:Trung Quốc để thế giới thấy rằng, việc Nhân dân tệ giảm giá là do thị trường quyết định chứ không phải là PBoC áp đặt. Mặc dù vậy, câu chuyện phá giá có thể sẽ được nhìn nhận theo khía cạnh khác. PBoC dù không tự ấn định mức tỷ giá tham chiếu nhưng hoàn toàn có thể tác động để tỷ giá thị trường đi theo một hướng nhất định.
3-Có một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Trung Quốc phải bỏ ra hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại hối để “đỡ” tỷ giá trong khi ý định “ngầm” phá giá Nhân dân tệ là điều mà ai cũng nhận ra?
Thậm chí, câu hỏi này còn trở nên khó hiểu khi nhiều chuyên gia cho rằng chính sách không nhất quán này đã khiến Trung Quốc phải trả một cái giá không hề nhỏ.
4- Cần lưu ý rằng, giảm giá nội tệ tạo ra bao nhiêu gam màu sáng cho xuất khẩu thì ngược lại sẽ có bấy nhiêu gam màu tối cho nhập khẩu.
Trung Quốc được biết đến như quốc gia giữ thị phần lớn nhất về xuất khẩu nhưng đằng sau đó cũng là nước đứng đầu về nhập khẩu các loại tài nguyên thô từ các quốc gia đang phát triển.
5-Cũng theo một cuộc thăm dò của hãng tin này, từ giờ đến cuối năm, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được dự báo có khả năng sẽ giảm từ mức 3,650 tỷ USD xuống 3,450 tỷ đồng và tỷ giá CNY/USD sẽ tăng thêm khoảng 1.6%.
6-Sau 3 phiên giao dịch đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh thay đổi cơ chế tỷ giá khiến Nhân dân tệ giảm tới 4.6% giá trị so với USD. Nhưng tính chung diễn biến trong những ngày gần đây, Nhân dân tệ chỉ giảm thêm 0.1%, xuống 4.7% so với ngày 11/08.