TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Việt Nam dường như gặp nhiều khó khăn trong việc đạt mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cho năm 2015. Qua đó gây ra những cản trở cho nỗ lực tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế khi mở cửa với thế giới.  

1-Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cổ phần hóa cho 27 doanh nghiệp nhà nước trong quý I năm 2015, chiếm 9,3% tổng số DNNN được dự kiến trong năm 2015. Mặc dù vậy, việc thiếu các nhà đầu tư tham gia đấu thầu đã cản trở những nỗ lực cổ phần hóa của Chính phủ;Theo báo cáo của chính phủ, chỉ có 44% cổ phần được mua trong tổng số bán ra vào quý I/2015; Việt Nam hiện đang phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu DNNN. Sự không hiệu quả của những doanh nghiệp này được cho là lực cản đối với nền kinh tế. Số lượng các DNNN tại Việt Nam đã được cắt giảm từ 1.350 cuối năm 2010 xuống 949 vào cuối năm 2013.

 

2-Theo nhiều chuyên gia, việc các nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến việc cổ phần hóa của DNNN là do :

(i) Họ chỉ được sở hữu lượng cổ phần thiểu số trong DN sau cổ phần hóa. Trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietnam Airlines vào năm ngoái, chỉ có 3,5% cổ phần được bán ra công chúng. Trong đó, hầu hết cổ phiếu được mua lại bởi 2 ngân hàng, vốn là chủ nợ của tập đoàn này.Điều này khiến họ không thể tham gia hội đồng quản trị cũng như không thể thực hiện những cải cách làm tăng hiệu quả doanh nghiệp;

(ii) Các DN này chưa có thương hiệu,giá trị chủ yếu là bất động sản (mà thị trường BĐS tại Việt Nam thì đang đóng băng!);

(iii) Tuy nhiên, trong quý I/2015 thì hầu hết các DNNN được cổ phần hóa đều có quy mô nhỏ.

(iv)  Các chuyên gia kinh tế cho biết có rất ít nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ mối quan tâm đến những đợt chào bán này

OTHER NEWS

Khối ngoại trên HOSE phiên hôm nay mua ròng mạnh nhất mã VNM, đạt gần 60 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HPG cũng được mua ròng mạnh hơn 33 tỷ đồng. Tiếp sau đó, CII và VCB được mua ròng lần lượt 8,2 tỷ đồng và 5,6 tỷ đồng.

Read more
Read more