|
1-Một số công ty tư vấn thậm chí còn chuyển tải đến nhà đầu tư thông điệp rằng UpCom đã có giá trị và khối lượng giao dịch vượt sàn Hnx, trong khi thực tế không phải vậy. +Trong giá trị và khối lượng giao dịch của UpCom, giá trị và khối lượng giao dịch của trái phiếu chiếm tỷ trọng áp đảo. Thí dụ ngày 28-3 tổng giá trị giao dịch của UpCom là 15,2 triệu đơn vị, trị giá 252 tỉ đồng, thì giao dịch trái phiếu chiếm tới 97,6 tỉ đồng. + Chưa bao giờ giao dịch cổ phiếu trên UpCom vượt được giá trị giao dịch của Hnx, trừ một số ngày có giao dịch thỏa thuận đặc biệt hàng trăm triệu cổ phiếu của cổ đông nhà nước. 2-Trên thực tế, giao dịch trên UpCom chỉ tập trung vào một số cổ phiếu nhất định, khoảng 10-15 cổ phiếu tùy ngày. + Nếu xét về thanh khoản, UpCom có khoảng 30 cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân chừng 50.000-60.000 đơn vị/ngày trở lên.
+ Trong số này, một nửa có thị giá dưới 2.000 đồng/cổ phiếu, phần lớn là các doanh nghiệp thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, bắt buộc hủy niêm yết, chuyển từ Hose hoặc Hnx qua. Có thể kể ra vài cái tên như S96, PVA, PFL, PTK, PSG, HLA, BVG, AVF, GGG, V15, VSP... + Đầu tháng 3-2016, thị giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Tài nguyên Masan (MSR-UpCom) còn ở mức 9.000 đồng, ba tuần sau nó đã chạy lên 28.600 đồng (thị giá ngày 28-3-2016), tăng 318%. Với EPS năm 2015 đạt 211 đồng/cổ phiếu, tính ra chỉ số P/E của MSR đang ở 136 lần, gấp 11 lần chỉ số P/E chung của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là 12,4 lần. MSR không phải là cổ phiếu duy nhất tăng giá mạnh ở sàn UpCom những ngày này.
MSR có vốn điều lệ gần 7.200 tỉ đồng (720 triệu cổ phiếu), nhưng lượng cổ phiếu có thể chuyển nhượng chỉ đâu đó 10 triệu đơn vị.
Tương tự là trường hợp của SDI hay VEF. Với những cổ phiếu thị giá thấp, giới đầu cơ không cần nhiều tiền vẫn có thể đưa đẩy giá theo mục đích của họ.
Tuy nhiên lý do chính đẩy sự đầu cơ “bùng phát” ở UpCom trong khoảng 3-4 tuần qua lại không xuất phát từ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà ở khối lượng cổ phiếu có thể giao dịch khá hạn chế của nhiều đơn vị. 3-Thời gian gần đây, một số tổng công ty lớn đã đăng ký giao dịch trên UpCom. + Đây là những doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối (trừ Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện GEX nơi Nhà nước vừa thoái hết vốn) do tỷ lệ IPO quá thấp. + Nhưng ít nhất, đây là những doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận ở mức trung bình. Trong số này Tổng công ty May Việt Tiến (VGG) là đơn vị có hiệu quả kinh doanh tốt, nên thị giá hiện ở mức 67.300 đồng/cổ phiếu. Tổng công ty Viglacera (VGC) hoặc Tổng công ty Đường sông (SWC) đều có mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối. 4-Với biên độ giao động ±15%/ngày, thị giá các cổ phiếu ở UpCom có thể lên rất nhanh và xuống cũng rất nhanh. + Nhiều nhà đầu tư hẳn chưa quên cuối năm 2014 đầu năm 2015 cổ phiếu của Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội (XPH) đã nhảy từ 6.000 đồng lên 23.000 đồng trong thời gian ngắn, để rồi sau đó “chìm” dần với thanh khoản yếu ớt suốt cả năm ngoái và đầu năm nay, còn lợi nhuận công ty vẫn âm. + Có hai điểm buộc các nhà đầu tư phải tính toán trước khi giải ngân vào UpCom: thanh khoản và chất lượng cổ phiếu. +Không phải tất cả, nhưng đa phần các công ty ở sàn này không có được sự ổn định trong kinh doanh cũng như một nền tảng cơ bản tốt về các chỉ tiêu tài chính. + Mặt khác, thanh khoản của nhiều cổ phiếu ở UpCom rất tệ. Có cổ phiếu nhiều tháng liền không có giao dịch, không có người mua cũng như người bán. 5-UpCom là một sân chơi cần được chú trọng phát triển, nhất là tới đây sẽ sáp nhập hai sở Hose và Hnx làm một, hai sàn cổ phiếu sẽ được chuyển về một nơi. Hnx sẽ tập trung vào phát triển thị trường trái phiếu và UpCom. + Song điều đó không có nghĩa là UpCom thu hút sự chú ý của thị trường bằng những “con sóng” đầu cơ bạo phát bạo tàn. + Khi giá cổ phiếu tăng quá “nóng” trong một thời gian quá ngắn, những nhà đầu tư đến sau có lẽ sẽ chịu thiệt hơn cả một khi không còn nhiều người phía sau họ sẵn sàng hứng những hòn than bỏng cháy. + Và điều này sẽ không thể ảnh hưởng tích cực lên thị trường chung. Mọi thứ bong bóng được bơm quá căng ắt sẽ đến ngày vỡ và khi ấy giải quyết hậu quả sẽ không dễ dàng. + Để có thể thu hút dòng tiền bền vững, cái mà UpCom cần chính là hàng hóa và là hàng hóa đa dạng chủng loại. Muốn thế, UpCom cần giải pháp để đưa các công ty đã cổ phần hóa lên đăng ký giao dịch nhiều hơn, đông đảo hơn. Một số doanh nghiệp lớn sẽ không lưu lại ở UpCom lâu, họ sẽ chuyển lên Hose hay Hnx. Sự chuẩn bị cho những cuộc chuyển dời như vậy cần được tiếp nối liên tục. Đừng để tiền chảy vào UpCom hôm nay chỉ chăm chăm ngó trước trông sau, rồi mau lẹ rút ra. Những đợt “lên tiếng” ngắn ngủi của UpCom không nên là mục tiêu hướng đến. |
- VIETNAM’S DILEMMAS
- SMART vs MAD MONEY
- VIETNAM & GEOECONOMICS
- DILEMMA N0.1: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN : VICIOUS CIRCLE : HOW TO GET OUT?
- DILEMMA N0.2: CÔNG HỮU VS TƯ HỮU ?
- DILEMMA N0.3:NATIONALISM VS GLOBALISM ?
- DILEMMA N0.4: GIÁO DỤC : DẠY LÀM NGƯỜI TỬ TẾ
- DILEMMA N0.5: ĐÀO TẠO : DẠY CÁCH LÀM GIÀU
- DILEMMA N0.6 :TRÍ THỨC VS CMCN 4.0 ?
- DILEMMA N0.7 : DÂN SỐ - CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ !
- Canh bạc 1: NGÂN HÀNG
- Canh bạc 2: BẤT ĐỘNG SẢN
- Canh bạc 3: THỊ TRƯỜNG VỐN: ĐẦU TƯ OR CỜ BẠC
- Canh bạc 4: DẦU + VÀNG + TỶ GIÁ + KIỀU HỐI + ODA !
- Canh bạc 5: NÔNG NGHIỆP
- Canh bạc 6 : CỞ SỞ HẠ TẦNG + ĐẶC KHU KINH TẾ + CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ : HIỆN THỰC OR ẢO TƯỞNG ?
- Canh bạc 7 : TĂNG TRƯỞNG VS MÔI TRƯỜNG
- American Dream: An Example of Soft Power ?
- Chinese Dream: GOK ?
- Russia: A New Macondo ?
- India: A New Rising Asian Dragon?
- Japan: The lost decades since 1990 (失われた10年 - ushinawareta jūnen): How to get out ?
- EU :Too Big To Fall ?
- ASEAN: Agree or Disagree?
- SOUTH CHINA SEA
- BIỂN ĐÔNG HAY TRUNG ĐÔNG
- MIDDLE EAST
- INTERNATIONAL AGREEMENTS