TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Sự quan tâm quá mức về sự nổi lên hay chìm xuống của BRICS phản ánh mong muốn xác định quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào sẽ có thể thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Tuy nhiên, trong công cuộc tìm kiếm “điều vĩ đại tiếp theo”, thế giới lờ đi sự thật rằng Mỹ vẫn là cường quốc duy nhất có thể lãnh đạo thế giới và đảm bảo sự tồn tại chính thức của một trật tự thế giới.

2-Câu chuyện về BRICS là một câu chuyện quen thuộc.

+ Nhóm này ra đời năm 2001 theo hình thức một nhóm hợp tác kỹ thuật, khi nhà kinh tế người Anh Jim O’Neill xếp các nước BRICS (trừ Nam Phi) lại với nhau và gắn cho nhóm này cái tên nghe rất kêu chỉ vì các nước này đều là các nền kinh tế lớn, đang trỗi dậy và phát triển nhanh.

+ Tuy nhiên, ý thức được rằng sức mạnh kinh tế có thể chuyển thành ảnh hưởng chính trị, nhóm BRICS đã họp không chính thức lần đầu tiên năm 2006, và cuộc họp thượng đỉnh lãnh đạo BRICS diễn ra lần đầu năm 2009.

+ Tuy vậy, sau 7 năm với 7 hội nghị thượng đỉnh và sự gia nhập của một thành viên mới (Nam Phi – 2010), tầm quan trọng của BRICS vẫn là đề tài gây rất nhiều tranh cãi.

+Sự chênh lệch giữa các nền kinh tế BRICS là rất dễ thấy.

+ Sản lượng kinh tế Trung Quốc gần gấp đôi tổng sản lượng của các nước BRICS khác cộng lại, và cao hơn xấp xỉ 30 lần Nam Phi.

+ Các mô hình quản lý của các quốc gia thành viên BRICS là hoàn toàn khác nhau, từ nền dân chủ mạnh mẽ của Ấn Độ cho đến mô hình phi tự do của Nga và hệ thống  độc đảng của Trung Quốc. Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã đưa ra những ủng hộ hờ hững khi các quốc gia BRICS còn lại bày tỏ khát vọng được gia nhập nhóm thành viên thường trực này.

+ Ngoài ra các thành viên còn có những mâu thuẫn song phương, trong đó có một tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

OTHER NEWS