TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: VẬY LÀ CÒN 2 NƯỚC CHƯA CÓ TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC : VN + CPC !HEHE….

1-Một số chuyên gia cho rằng động thái này sẽ làm Trung Quốc cảm thấy “thất vọng” khi bị chính “đối tác chiến lược” của mình không lên tiếng ủng hộ.
Thực chất việc Điện Kremlin không lên tiếng một cách công khai về vấn đề này, qua đó khẳng định quan điểm trung lập của Nga là điều dễ hiểu.
2-Ngay từ trước khi PCA ra phán quyết, tờ Philnews dẫn bài viết của phóng viên Mu Chunshan – làm việc cho tạp chí The Diplomat – nêu một số lí do chính dẫn đến quan điểm trung lập của chính phủ Nga trước vấn đề các bên tranh chấp trên Biển Đông.
+ Thứ nhất, khác với mối quan hệ Philippines-Mỹ, Trung Quốc và Nga vốn không phải là quan hệ đồng minh. Không có bản hiệp ước cam kết nào giữa hai nước giống như Mỹ - Philippines, hay Mỹ - Nhật Bản mà buộc một bên phải hỗ trợ quân sự, chính trị cho bên còn lại.
Nói tóm lại, giữa Trung Quốc và Nga chỉ là quan hệ đối tác chiến lược và không có bất cứ sự ràng buộc nào.
+Thứ hai, Nga muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với những quốc gia tiếp giáp với Biển Đông. Không thể chỉ vì công khai lên tiếng ủng hộ một mình Trung Quốc mà Nga trở thành kẻ thù của những nước Đông Nam Á.
+Cuối cùng, chính tham vọng bành trướng của Trung Quốc cũng khiến Nga lo ngại.
Người Nga luôn e ngại với tham vọng và tốc độ phát triển của Trung Quốc như hiện nay, sẽ có lúc khu vực Viễn Đông nước Nga cũng bị người Trung Quốc “nhòm ngó”, đem theo phần lãnh thổ cùng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho Trung Quốc.

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nhung-lang-gieng-kho-so-vi-trung-quoc-20140525145254319.htm

 

Những láng giềng "khổ sở" vì Trung Quốc

 

1-Trung Quốc có tất cả 14 láng giềng trên bộ và

+ Từng có tranh chấp lãnh thổ với tất cả, trừ Pakistan. + Láng giềng duy nhất không có tranh chấp với Trung Quốc là Pakistan vì giữa 2 nước là quan hệ đồng minh. 2 nước ký thỏa thuận biên giới năm 1963, trong đó Trung Quốc nhượng 1.942 km2 đất cho Pakistan, đổi lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.

+ Một số đã được thỏa thuận xong nhưng vẫn tồn tại nhiều tranh chấp đến tận ngày nay.

+Trung tâm Eu-asia cho hay với diện tích lớn thứ ba trong khu vực, Trung Quốc chia sẻ 22.000 km đường biên giới với 14 quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.

2-Biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài 4.300 km.

+ Khu vực tranh chấp chủ yếu ở đảo Zhenbao (Nga gọi là Damansky) trên sông Usuri và một số đảo khác trên sông sông Amur và Argun. + Những vùng đất này nhưng bị rơi vào tay Nga bởi những hiệp ước thiếu công bằng do nhà Thanh và Sa hoàng ký vào thế kỷ 19.

+ Hai nước từng đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng vào năm 1969. Sau đó cùng năm, Trung Quốc chiến tranh tiếp với Tajikistan vì tranh chấp núi Pamir (giáp Tân Cương), khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên giới Nga – Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực trên cho Trung Quốc.

+ Nhưng thế vẫn chưa hết, tờ Pravda cảnh báo về nguy cơ mất vùng Viễn Đông của Nga khi người Trung Quốc tràn qua đây quá đông.

OTHER NEWS

Hôm qua (15/4), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, Moscow sẽ đưa Ukraine ra hội đồng trọng tài quốc tế nếu nước này không thể trả khoản nợ 3 tỷ USD cho tới cuối năm nay

Read more

(Gafin) – Theo Moody’s, các công ty Nga sẽ rơi vào khủng hoảng tín dụng nếu phương Tây không nới lỏng trừng phạt và cho phép Nga tiếp cận thị trường vốn quốc tế. 

Read more