TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Những đám đông vui mừng vẫy cờ Nga. Các phi công Nga trở về được những người phụ nữ trong trang phục truyền thống mời dùng bánh mỳ. Nếu chỉ nhìn vào những hình ảnh phát đi trên TV, người ta có thể nói rằng Putin đã giành một chiến thắng lẫy lừng ở Syria trong tuần này.

2-Tuy nhiên, theo một bài viết mới đây trên tạp chí The Economist, nếu phân tích kỹ hơn, có thể thấy chiến thắng của Nga ở Syria hoàn toàn “trống rỗng”.
+ Bởi, tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn còn ở đó.

+ Hòa bình cho Syria còn rất mong manh.

+ Ngay cả những người lạc quan cũng nghi ngờ những nỗ lực ngoại giao ở Geneva có thể đem lại cho quôc gia Trung Đông này một nền hòa bình bền vững.
3-Mặt khác, theo The Economist,
nước Nga của Putin hiện mong manh hơn nhiều so với những gì mà ông cố gắng thể hiện.
+ Nền kinh tế Nga đang trong tình trạng ốm yếu.

+ Đợt tăng giá dầu sau năm 2000, khi Putin lần đầu tiên trở thành Tổng thống Nga, đã đem đến 1,1 nghìn tỷ USD để ông có thể chi tiêu như ý muốn.

+  Nhưng giờ giá dầu đã giảm 3/4 so với mức đỉnh, khiến Nga phải “thắt lưng buộc bụng”, giữa lúc hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
+ Mức sống của người dân Nga đã giảm trong hai năm qua và vẫn đang tiếp tục giảm:
Tháng 1/2014, mức lương trung bình của người Nga là 850 USD/tháng, một năm sau chỉ còn 450 USD/tháng.
4- Mùa đông năm 2011-2012, nhiều người Nga đã xuống được biểu tình đòi nước này trở thành một nhà nước hiện đại với các cuộc bầu cử cạnh tranh:

+ Putin đã đáp trả bằng cách sáp nhập Crimea và nỗ lực hồi sinh quyền lực mà nước Nga để mất từ khi Liên Xô tan rã - điều mà ông gọi là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20.
+ Một phần trong kế hoạch này của Putin là hiện đại hóa lực lượng vũ trang Nga bằng một chương trình thay mới vũ khí trị giá 720 tỷ USD công bố vào năm 2010.

+ Một phần nữa là sử dụng truyền thông để phát đi hình ảnh nước Nga như một pháo đài chống lại một phương Tây thù địch.

+ Và một phần là can thiệp ra bên ngoài.
+ Với hành động ở Ukraine và Syria, Putin muốn chứng tỏ rằng Nga ngang tầm, và là đối thủ của Mỹ. Điều này không chỉ được lòng nhiều người dân thường Nga, mà còn chứa đựng một thông điệp khác:
Putin lo ngại nước Nga có thể trở nên dễ bị tổn thương trước những gì mà Mỹ nói về dân chủ.
+ Ở cả Ukraine và Syria, Putin tin rằng Mỹ đã khuyến khích việc lật đổ chính phủ mà không kiểm soát được sự hỗn loạn kéo theo sau đó:  Putin can thiệp vào các nước này, một phần vì ông lo sợ rằng một ngày nào đó nước Nga có thể cũng phải đối mặt với điều tương tự.

+ Thông qua đọc báo và xem truyền hình nhà nước, nhiều người dân Nga đã sẵn sàng đánh đổi sự thoải mái về đời sống vật chất lấy niềm tự hào dân tộc:  Tỷ lệ ủng hộ của Putin giữ ở mức trên 80%, cao hơn nhiều so với hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây.

5-Tuy nhiên, chất men say của chủ nghĩa phiêu lưu sớm tan đi.

+Từ tháng 10 năm ngoái, tỷ lệ cử tri Nga cho rằng nước này đang đi đúng hướng đã giảm từ 61% xuống 51%.

+ Người Nga đã bắt đầu mệt mỏi vì vấn đề Ukraine, và rồi lại đến vấn đề Syria.

+ Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, một Putin sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn đang cố gắng tìm lại ảnh hưởng của nước Nga thời Liên Xô cũ.

+ Trong năm cuối cùng nhiệm kỳ Tổng thống của Obama, Putin có thể sẽ lại thử thách phương Tây thêm một lần nữa.

OTHER NEWS

PS: PHẢI NHỜ ĐẾN “CHUYÊN GIA NGA” LÀM PR?? (Cafef) – Trong khối ASEAN, nhiều quốc gia láng giềng như Malaisia, Indonesia, cũng là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao đang chăm chú theo dõi sự phát triển của Việt Nam.

Read more
Read more