TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Sự kết hợp các đòn trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm đang đẩy nước Nga chìm sâu hơn vào suy thoái.

+Kinh tế Nga đã giảm 4,6% trong quý 2, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.

+Giá trị đồng Rúp lao dốc 22% trước đồng đôla Mỹ trong 3 tháng qua.

+ Lạm phát tăng gần 16% trong tháng 7.

2-Nga phụ thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ dồi dào của nước này - với khoảng một nửa thu nhập của chính phủ là từ xuất khẩu dầu khí.

+Giá dầu hiện nay là 44 USD/thùng, giảm từ 107 USD/thùng từ tháng 6 năm ngoái, buộc Moscow phải cắt bớt chi tiêu trên diện rộng.

+"Các triển vọng kinh tế trong những quý tới đây tỏ ra khá khắc nghiệt", CNN dẫn lời Liza Ermolenko - nhà kinh tế chuyên về các thị trường mới nổi tại Capital Economics, nhận định.

+ Bà cho biết, trong khi tất cả các thành phần của nền kinh tế Nga thu hẹp trong quý 2 thì sự suy giảm trong lĩnh vực công nghiệp là gây tổn hại hơn cả. Sản xuất công nghiệp đã giảm trong 5 tháng qua.

3-Nga hứng chịu nhiều đòn trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

4- Việc Moscow trả đũa bằng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp phương Tây khiến cho giá thực phẩm ở nước này leo thang, đẩy 3 triệu người Nga vào cảnh nghèo đói.

5-IMF dự đoán GDP của Nga giảm 3,4% trong năm nay và thêm hơn 1% nữa trong năm 2016, khiến cho lương thực tế giảm và chi phí vay mượn gia tăng.

OTHER NEWS

Nga rõ ràng là nước chịu tác động mạnh nhất, khi mà 50% ngân sách phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt. Mọi việc hiện đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Moskva, do cú sốc lần này xuất phát từ các nhân tố bên ngoài. Xét trên góc độ tổ chức thị […]

Read more

Vào ngày này năm 1867, Mỹ chính thức sở hữu Alaska sau khi mua lại vùng lãnh thổ này từ Đế quốc Nga với giá 7,2 triệu USD (tương đương 120 triệu USD năm 2015), tức là chưa đến 4,74 USD một kilômét vuông. Vùng lãnh thổ Alaska rộng 1.518.800 kilômét vuông, gấp đôi diện […]

Read more