TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

(NDH) Tình hình khủng hoảng tại Hy Lạp có vẻ đang đem lại nhiều lợi thế cho Nga trên đấu trường chính trị. Mặc dù vậy, khả năng Nga toàn lực giúp đỡ chính quyền Athens là không cao do chính những rắc rối mà cường quốc này còn đang gặp phải.

Kết quả bỏ phiếu chống của người dân Hy Lạp đối với các điều kiện để nhận cứu trợ từ Châu Âu đã làm thay đổi sự chú ý của thế giới khỏi cuộc xung đột tại Ucraina. Diễn biến này cũng cấp cơ hội cho Điện Kremlin trong khai thác điểm yếu của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm làm suy yếu sự thống nhất của tổ chức này trong quyết định trừng phạt Nga.

Chính quyền Moscow đã từng cung cấp một khoản vay khẩn cấp trị giá 2,5 tỷ Euro cho Đảo Síp (thuộc EU) vào năm 2011. Mặc dù tình hình kinh tế hiện nay của Nga có một số khó khăn nhưng cường quốc này vẫn có khoản dự trữ ngoại hối 350 tỷ USD, đủ sức để có thể gây ảnh hưởng đến sự thống nhất của Eurozone.

Đảng cầm quyền Syriza hiện nay có quan hệ khá thân thiết với Nga khi họ phản đối các lệnh trừng phạt kinh tế của Phương Tây với chính quyền Moscow. Gần đây, Hy Lạp đã ký kết tham gia dự án xây dựng đường ống khí đốt mới nối Nga và Châu Âu. Trong một bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế thế giới ở St.Petersburg, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa 2 nước.

Tờ Der Spiegel của Đức cho biết Nga đã đồng ý cung cấp khoản vay lên đến 5 tỷ USD tiền tạm ứng lợi nhuận từ các đường ống khí đốt cho Hy Lạp, nhưng thông tin này sau đó đã bị Điện Kremlin phủ nhận. Đồng thời, chính quyền Moscow cũng phủ nhận thông tin rằng Nga đề nghị Hy Lạp gia nhập ngân hàng phát triển BRICS được thành lập từ các thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

OTHER NEWS

Bullied by Beijing, America’s Closest Allies Regret Saying ‘Yes’ to China How Putin and the KGB Took Control of Russia—and Duped the West https://www.politico.com/news/2020/06/28/pelosi-putin-trump-russia-afghanistan-342926

Read more
Read more