TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang có rất nhiều điểm tương đồng với kinh tế Nga cách đây hơn 1 năm, khi các lệnh trừng phạt kinh tế được các nước phương Tây đưa ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014.

2-Những dấu chỉ tương đồng về hệ lụy:

+ Các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút hết vốn khỏi thị trường Nga để chuyển về nước trong một thời gian ngắn;

+ Đẩy Nga rơi vào cảnh lạm phát phi mã;

+ Hệ thống kinh tế bị đình đốn do quan hệ kinh tế với Mỹ và EU bị đứt đoạn;

+ Tiêu dùng giảm sút và

+ Tăng trưởng thì rơi vào trì trệ.

3-Những dấu chỉ tương đồng về cách ứng phó:

+ Chính phủ Nga đổ USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ ra thị trường để bình ổn tỷ giá đồng Rup;

+ Ngân hàng trung ương Nga không còn cách nào khác ngoài việc cưỡng bách tăng lãi suất lên mức rất cao để kiểm soát lạm phát, từ 10,5% lên 17%.

+ Suy giảm tăng trưởng lên đến 3,8% trong năm 2015, tức một năm sau khi tăng lãi suất.

+ Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng đang trải qua tình trạng tương tự:

- Theo thống kê, hơn 1000 tỷ USD đã được các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2015

- Chủ yếu là do nền kinh tế nước này đã tăng trưởng chậm lại, tổng cầu thị trường nội địa giảm trong khi chi phí nhân công thì đã tăng lên quá cao, gấp khoảng 3 lần so với các nước láng giềng, khiến các nhà đầu tư rút vốn và tìm địa điểm đầu tư mới;

- Cùng với đó là việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc chuyển tiền ra khỏi nước này vì nhiều lý do, từ lý do đầu tư kinh doanh ra nước ngoài cho đến chuyển tiền không lý do và bất hợp pháp. Thống kê chính thức thì có khoảng 61 tỷ USD được các công ty Trung Quốc bỏ ra để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài trong năm 2015, còn con số chuyển tiền bất hợp pháp của người dân thì không thể tính toán được.

+ Việc một lượng quá lớn USD bốc hơi khỏi thị trường Trung Quốc chỉ trong vòng một năm đang đẩy nền kinh tế số hai thế giới lâm vào tình cảnh tương tự như Nga hồi cuối năm 2014.

+ Áp lực tỷ giá đối với đồng nhân dân tệ thời điểm hiện tại đang lớn hơn bao giờ hết, khi nó liên tục mất giá kể từ khi được quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chọn vào giỏ tiền tệ dự trữ hồi tháng 12.2015.

+ Tổng cộng đến giờ đồng tiền này đã mất giá hơn 5% kể từ giữa tháng 12, và đang được dự báo sẽ còn tiếp tục sụt giá trong thời gian tới.

+ Điều này đang tạo ra tác động ngược vào thị trường chứng khoán (TTCK) nước này, khiến chỉ số CSI 300 liên tục sụt giảm kể từ những ngày đầu năm 2016.

+ Tốc độ bơm tiền vào nền kinh tế để duy trì sự ổn định của thị trường và ngăn chặn đà sụt giá của đồng nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, với một mức lũy tiến đáng báo động.

 

- Cho đến giờ, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có tổng cộng 3 lần bơm tiền ra thị trường chỉ trong tháng 1.2016. Lần thứ nhất vào ngày 20.1 với con số khoảng 60 tỷ USD, lần thứ hai vào ngày 26.1 với mức 67 tỷ USD, và lần thứ ba vào ngày 28.1 với mức 52 tỷ USD.

-Việc tăng tốc độ bơm tiền để ổn định thị trường đang cho thấy Trung Quốc đang chịu những sức ép rất lớn để ổn định thị trường, thậm chí vượt ra khỏi dự đoán của các nhà kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 3.000 tỷ USD vào cuối năm nay từ mức 3.300 tỷ USD hồi đầu năm, nghĩa là nước này sẽ chỉ phải chi khoảng 300 tỷ USD trong cả năm 2016 để ổn định kinh tế. Nhưng khi mà Bắc Kinh đã bơm tới quá nửa con số dự kiến cả năm đó chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm, thì áp lực đó có lẽ là lớn hơn dự đoán rất nhiều.

OTHER NEWS

Read more

https://vietnambiz.vn/nam-2019-tang-truong-cua-trung-quoc-cham-lai-ca-chau-a-phai-de-chung-115758.html

Read more