TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Sự vội vàng trong chính sách cải tổ ngân hàng của ông Tập Cận Bình đang đẩy Trung Quốc đến bờ vực vỡ bong bóng tài chính, gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề, Bloomberg nhận định.

Ai cũng có thể là một “ngân hàng”:Tháng 12/2014, hình thức vay ngang hàng đã tạo nên “cơn lốc” tại Mỹ. Đến nay, làn sóng này đã càn lướt toàn Trung Quốc với sự hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh.

Vay ngang hàng còn được gọi là “pear to pear” (P2P) nhằm kết nối trực tuyến, giữa người cần vay và người cho vay mà không cần thông qua ngân hàng hay các tổ chức tài chính, cũng không phải thỏa mãn các điều kiện vay truyền thống. Mục đích vay cũng không bị giới hạn, từ đầu tư kinh doanh đến tiêu dùng, du lịch… Hạn mức vay, lãi suất cùng rất linh hoạt, do chính người cho vay ấn định.

Jim Antos – nhà phân tích của Mizuho Securities Asia, Hồng Kông nhận xét: “Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, việc sản xuất mang đến lợi nhuận kém. Vì thế, họ chuyển qua lĩnh vực tài chính, mà điển hình là hoạt động cho vay tư nhân đang nở rộ hiện nay”.

Panda Firework – nhà sản xuất pháo hoa lớn nhất Trung Quốc, sau khi doanh thu giảm sút đã tham gia vào lĩnh vực cho vay trực tuyến. Năm 2014, hệ số tổng lợi nhuận của công ty là 29%, sau khi tham gia cho vay ngang hàng P2P, lợi nhuận đã tăng lên 54%.  Sau đó, công ty này đã chính thức đệ đơn xin đổi tên thành Tập đoàn Tài chính Panda.

Bình luận về động thái này, Bloomberg viết: “Đến Panda Fireworks cũng đã kinh doanh tài chính, Trung Quốc đang chìm vào một cơn sốt mới”.

“Không có ở nơi nào trên thế giới mà mọi người, mọi công ty có thể tham gia vào kinh doanh tài chính dễ dàng như ở Trung Quốc. Đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời và không có lý do gì chúng tôi phải do dự mà không nắm bắt lấy nó”, Zhao Weiping, chủ sở hữu của Panda Firework cho biết trong một bài phỏng vấn hồi tháng 1/2015.

OTHER NEWS