TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Gordon Chang dường như đã đi trước thời đại khi ông viết cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” vào năm 2001.

 

Tác giả đã tiên đoán sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc và sự suy thoái của ĐCSTQ trong vòng 10 năm tiếp đó. Tính đến năm 2015, tiên đoán của tác giả bị chậm 4 năm.

 

Tuy nhiên rất nhiều lý lẽ của tác giả vẫn còn chính xác cho đến hôm nay. Trong bối cảnh khi mà nền kinh tế chính trị của Trung Quốc đang biến động từng ngày, Đại Kỷ Nguyên đã có cuộc phỏng vấn với Ông Chang về quá khứ và tương lai đầy bất ổn của quốc gia này.

 

ĐẠI KỶ NGUYÊN: Ông viết cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” trong năm 2001. Hiện nay chúng ta đang ở đâu?

 

1-Trong năm 2001, tôi đã nói sẽ mất 10 năm để TQ thất bại.

+ Vậy, tôi đã tiên đoán sai khoảng 4 năm.

+ Nhưng, những gì mà chúng ta thực sự đang nhìn thấy bây giờ là giai đoạn đầu của sự sụp đổ, không chỉ là nền kinh tế mà còn cả hệ thống chính trị.

+Ngay hiện nay, kinh tế Trung Quốc không phải đang tăng trưởng ở mức 7%, có lẽ chỉ ở mức 1 hoặc 2%. Ở Bắc Kinh, họ thậm chí nói với nhau là 2,2%.

 

+ Điều quan trọng nhất là: tiền đang ra khỏi đất nước này với tốc độ chưa từng thấy. Bloomberg đã theo dõi hiện tượng này và cho biết tháng 8 vừa qua đã có khoảng 144 tỷ Đô La Mỹ được rút ra khỏi Trung Quốc. Goldman Sachs thì nói: Không, con số đó phải là 178 tỷ Đô La Mỹ. Đó chính là bức tranh thực tế về những gì đang diễn ra tại Trung Quốc.

+ Vấn đề đối với giới lãnh đạo Trung cộng hiện nay là họ không thể chặn lại sự xuống dốc của nền kinh tế Trung Quốc.

+ Có lẽ họ có thể làm chậm tốc độ sụt giảm, nhưng họ không thể thay đổi khuynh hướng này bởi vì tất cả những biện pháp mà họ đang sử dụng cho đến nay – kích thích tiền tệ, kích thích tài chính, phát triển mạnh thị trường chứng khoán, phá giá tiền tệ – tất cả các chiến thuật này đều đã thất bại.

 

2-Không có gì khó hiểu nếu Trung Quốc mất vị trí số 2 vào tay Nhật Bản. Nhật Bản không cần phải phát triển, tất cả những gì Nhật Bản cần làm là duy trì nền kinh tế như hiện nay. Tôi cho rằng Trung Quốc đang thụt lùi
3- Điều gì là gốc rễ của các vấn đề kinh tế?

 

Mọi người đều nói “Ồ, Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, thế thì làm sao nó có thể có vấn đề?” Vâng, tất nhiên, Trung Quốc sẽ không đối mặt với vấn đề nợ nước ngoài. Nó sẽ không giống như trường hợp của Argentina.

+ Nhưng, khi anh quay lại và nhìn vào lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính, những khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất không phải là những cuộc khủng hoảng do nợ bên ngoài gây ra, mà đó những khủng hoảng từ nội bộ bên trong, và đó chính là điều mà Trung Quốc đang phải đối mặt.

+ Trung Quốc đang nợ rất nhiều, có lẽ tương đương 350% GDP – nếu con số GDP là chính xác và tổng nợ vay đã được tính đến.Vào cuối tháng 6 năm 2014, McKinsey nói rằng tỷ lệ giữa nợ vay và GDP là 282%.

 Tất nhiên kể từ đó đến nay, tỷ lệ này đã xấu đi. Tôi cho rằng họ đã không tính hết các khoản nợ. Hiện nay, tình hình là đặc biệt trầm trọng, nhất là đối với một đất nước đang phát triển như Trung Quốc.

OTHER NEWS