TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Nợ doanh nghiệp của TQ (bao gồm trái phiếu và các khoản vay khác) hiện nay :

+Đã lên mức 160% GDP, so với mức 98% GDP vào năm 2008, theo Công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s;

+ Tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 70% GDP.

+ Chỉ riêng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán (outstanding bonds) vào năm 2015 ở Trung Quốc đã là 14,6 nghìn tỉ nhân dân tệ ,tương đương 2.200 tỉ đô la Mỹ, tăng 25% so với năm trước đó.

 

2-Chính sách của nhà nước TQ đang dẫn đến cơn bùng nổ phát hành trái phiếu doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp thích huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu vì rẻ hơn 15% so với vay nợ ngân hàng, có nghĩa là những doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể sử dụng chúng để tái cơ cấu các khoản vay nợ,kể cả nợ đã vay ngân hàng.

+ Chính phủ TQ lý giải rằng thúc đẩy doanh nghiệp phát hành trái phiếu là một phần của kế hoạch buộc các doanh nghiệp phải gánh rủi ro trực tiếp khi các ngân hàng đang chật vật với các khoản nợ xấu gia tăng.

3-Vòng luẩn quẩn và bế tắc của chính sách:

+ Thông thường, các ngân hàng thường cung cấp khoảng 70% tất cả các khoản cho vay ở TQ. Khi nợ xấu bắt đầu dâng cao cách đây hai năm, các cơ quan quản lý TQ phải trông chờ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu nhằm phân tán rủi ro tín dụng trong hệ thống, hạ thấp chi phí huy động vốn và mở rộng các kênh huy động tài chính cho các công ty;

+Các hy vọng về việc sử dụng thị trường chứng khoán như là một công cụ huy động vốn chủ lực đã vỡ vụn khi giá cổ phiếu sụp đổ vào mùa hè năm ngoái, kéo dài đến năm nay;

+ Các quan chức Ngân hàng Nhân dân TQ lập luận rằng mô hình tăng trưởng cũ (sử dụng tín dụng giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng) đã đạt đến giới hạn của nó.

+ Trong khi đó, giới phân tích lo ngại đẩy mạnh phát hành trái phiếu sẽ giúp duy trì tình trạng lay lắt một số ngành công nghiệp đang què quặt vì dư thừa công suất và gây rủi ro vỡ nợ trên diện rộng.

OTHER NEWS

 Không một bộ óc vĩ đại nào có thể lường hết được những bất trắc, nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy đến trong mấy chục năm về sau. Người Việt Nam có quan niệm “Không ai giàu 3 họ”; còn người Trung Quốc cho rằng “Một gia tài không thể thọ nổi 3 thế hệ”. Quan […]

Read more

1. Không tính đến lạm phát 2. Không tính đến các rủi ro dài hạn 3. Luôn lo sợ rủi ro từ thị trường 4. Không tính đến tác động của thuế 5. Không tách bạch giữa các tài khoản

Read more