TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Kinh tế Việt Nam tuy có cải thiện, nhưng có thể đó chỉ là điểm giới hạn, khi những yếu tố giúp tăng trưởng dài hạn như năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực ngày càng đi xuống...

I-“Bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn bề ngoài có thể tốt, nhưng nhìn sâu hơn, dài hơn, có thể có vấn đề”, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM nhận định

“Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm tuy có cải thiện, nhưng có thể đó chỉ là điểm giới hạn”.

Để kinh tế phát triển về dài hạn, 2 yếu tố quan trọng là năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Hai yếu tố này ở Việt Nam đang tăng trưởng thế nào?

1-   Năng suất lao động có xu hướng đi xuống;

2-   Nghịch lý sử dụng vốn tại Việt Nam;

II- Vốn của chúng ta đổ vào bất động sản, ngân hàng, xây dựng... Theo TS. Cung, có 4 tồn tại trong việc sử dụng vốn ở Việt Nam.

- Vốn đổ vào những ngành kém hiệu quả, sử dụng vốn hiệu quả thấp;

- Vốn đổ vào những ngành có năng suất lao động thấp như ngân hàng, tài chính, bất động sản...;

- Vốn đổ vào những ngành có tốc độ tăng năng suất thấp, thậm chí âm;

- Vốn ở những doanh nghiệp quy mô lớn, hiệu quả sử dụng vốn lại thấp.

“Đáng lẽ doanh nghiệp có quy mô lớn thì cái quy mô phải được tận dụng, có nguồn lực để đổi mới công nghệ... thì vốn của chúng ta ở những doanh nghiệp này thì lại có hiệu quả thấp”, ông Cung nhận định.

“Có một cái gì đó đang là nghịch lý. Lẽ thường, vốn chảy sang nơi có hiệu quả sử dụng cao hơn, nhưng ở Việt Nam đang có xu hướng ngược lại. Vấn đề ở đây là chúng ta đang vay thị trường để về phân bổ hành chính”.

OTHER NEWS

Năm 2014, SCIC sẽ tiến hành thoái vốn tại 298 doanh nghiệp, bao gồm khoảng 34 đơn vị đang niêm yết. 5 tháng đầu năm, thoái vốn 6/34 DN niêm yết.

Read more

Trong khi lượng chào mua cổ phiếu của Sabeco trên thị trường OTC tăng đột biến và mức giá lên 113.000 đồng/cổ phiếu, giá chào mua cổ phiếu Habeco lình xình trong mức từ 45.000-48.000 đồng/cổ phiếu và gần như không ai ngó ngàng đến.

Read more