TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Ngày mai (5/7), Hy Lạp sẽ trưng cầu dân ý để quyết định có tiếp tục nhận cứu trợ hay tuyên bố vỡ nợ và ra khỏi Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Dù kết quả cuộc trưng cầu dân ý này có như thế nào đi nữa, thì những gì đang diễn ra tại Hy Lạp là bài học lớn đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam trong vấn đề vay và trả nợ nước ngoài.

Chuyện Hy Lạp vỡ nợ có căn nguyên từ năm 2004, khi quốc gia này quyết định bỏ ra 12 tỷ USD (tương đương 10% GDP, theo con số mà Chính phủ Hy Lạp báo cáo) để tổ chức Olympic. Thế vận hội Olympic năm 2004 vô cùng hoành tráng, nhưng sau khi các đoàn thể thao trên khắp thế giới về nước thì các công trình phục vụ Olympic trên quê hương của thần Zeus - chúa tể của các vị thần theo thần thoại Hy Lạp - đã và đang trở thành phế tích đến nỗi mỗi năm, 16 triệu khách du lịch thế giới đến quê hương của thần Zeus cũng không muốn ghé thăm.

Gánh nợ Olympic chưa trả nổi, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái (2007 - 2011), Hy Lạp cũng nằm trong vòng xoáy này. Nhưng thay vì tìm cách thắt lưng buộc bụng, nền kinh tế đứng vị trí thứ 28 trên thế giới này lại tiếp tục vay nợ để đầu tư và bảo đảm an sinh xã hội. Đầu tư không hiệu quả, nợ chồng lên nợ, lãi mẹ đẻ lãi con, kinh tế suy thoái, nhưng Chính phủ Hy Lạp thời kỳ đó được đánh giá là không trung thực với người dân về vay nợ và sử dụng tiền đi vay. Hệ quả là, nợ của nước này đã tăng từ mức 126,8% GDP (năm 2009), lên trên 177% GDP (năm 2014) và hiện lên khoảng 185% GDP.

Trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư giữa Việt Nam và Hy Lạp hiện không lớn nên sự sụp đổ của nền kinh tế nước này không tác động nhiều tới Việt Nam. Nhưng đây là bài học rất đáng quan tâm để tránh đi vào vết xe đổ của Hy Lạp ngày nay hay Argentina trước đây.

Là quốc gia đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, Việt Nam rất cần vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng. Có những thời điểm, đặc biệt là giai đoạn 2007 - 2011, Việt Nam đã chấp nhận vay nợ để đầu tư. Cả nước khi đó được ví như một đại công trình, vốn đầu tư toàn xã hội tương đương 41,9 - 46,5% GDP, chỉ số ICOR bình quân khoảng 7 lần. Việc đẩy mạnh đầu tư cũng có tác dụng là Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, nhưng đã đẩy chỉ số lạm phát tăng chóng mặt vào năm 2011 là 18,13%; năm 2010 là 11,75%; năm 2008 là 19,89% và năm 2007 là 12,63% khiến thu nhập thực tế của tuyệt đại đa số người dân bị giảm mạnh.

OTHER NEWS

Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, với tiến độ 9 tháng vừa qua thì khả năng năm nay, số doanh nghiệp sẽ hoàn thành cổ phần hóa là 38 (kế hoạch là 44 doanh nghiệp).

Read more

PS: ”ĂN CHƠI” PHẢI CÓ…”NÉT” NHÉ !(GIỐNG THÌ CÒN GÌ ĐỂ BÌNH…LOẠN!?) (BBC) – Vietnam Airlines đã nhiều lần định cổ phần hóa nhưng không thành. 

Read more