1-Để đạt được mục tiêu GDP tăng cao hơn trong năm 2014 thì lượng đầu tư cũng cần tăng lên và việc đi vay là không tránh khỏi. Song thực tế, khi nền kinh tế Việt Nam hầu như chỉ là sản xuất mang nặng tính gia công thì việc tăng cường nhân tố đầu tư ở phía cầu có thể chỉ dẫn đến tăng giá và thâm hụt thương mại.
+ Giai đoạn trước tăng một đồng đầu tư có thể tạo ra 0,53 đồng giá trị gia tăng nhưng đến giai đoạn hiện nay khi tăng 1 đồng đầu tư chỉ làm tăng 0,48 đồng giá trị gia tăng.
+ Về xuất khẩu cũng như vậy khi tăng một đồng xuất khẩu lan tỏa đến giá trị gia tăng sụt giảm so với giai đoạn trước 18%.
+ Điều này cho thấy việc đầu tư ngày càng kém hiệu quả và nếu phía cung yếu kém thì bất kỳ một sự gia tăng nào ở phía cầu chỉ làm tăng giá, thâm hụt thương mại và căng thẳng về tỷ giá mà thôi.
2-Theo TS Phạm Thế Anh:
+ Mặc dù số lượng chỉ có 105 doanh nghiệp nhưng các Tập đoàn (TĐ) và Tổng công ty (TCT) nhà nước có tổng nợ phải trả là 1.349 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 80% tổng nợ của DNNN.
+ Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của nhóm này là 1,46 lần.
+ Quan trọng hơn, có tới 48 Tập đoàn và Tổng công ty có hệ số này lên tới hơn 3 lần.
+ Nhiều DN có hệ số nợ/vốn CSH rất cao như TCT Lắp máy Việt Nam Lilama là 53,19 lần, TCT Xây dựng Bạch Đằng 20,97 lần, TCT Xây dựng Công trình Giao thông 8 là 20,02 lần, TCT Xây dựng Công trình Giao thông 1 là 18,41 lần…
+ Tính đến 31/12/2012, nợ của các DNNN là 1.681,845 nghìn tỷ đồng (Báo cáo số 490/BC-CP của Chính phủ trình Quốc hội ngày 25/11/2013)
+“Đây là nhóm DN mà nợ của chúng rất có thể nhà nước phải đứng ra gánh chịu thay do chúng quá lớn để có thể cho phá sản” – TS Phạm Thế Anh nhận định.
+Theo ông Bùi Trinh, khối DNNN là khối quan trọng nhất quyết định sự thành bại của đất nước.
+ Tuy nhiên tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu như trên đang ở tình trạng đáng báo động.
+ Không chỉ thế, tốc độ tăng về nợ của khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2011 so với 2006 là 2,2 lần. Mức tăng bình quân hàng năm vào khoảng 16%.
+ Ông Bùi Trinh nhận xét “Tỷ lệ nợ phải trả của các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2006 đến nay cao hơn GDP. Điều này có nghĩa cả nước làm trong cả năm không đủ để doanh nghiệp Nhà nước trả nợ trong suốt từ năm 2006 đến nay.”