TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

PS: TRONG GẦN 30 NĂM HÀNH NGHỀ CỐ VẤN DOANH NGHIỆP TÔI RÚT RA 4 NGHỀ DỄ GIÀU (VÀ CŨNG DỄ ...VÔ TÙ NHẤT!): 1-BUÔN QUAN; 2-BUÔN "VĂN BẰNG,BÁN CHỮ "; 3-BUÔN ĐẤT/BĐS ; AND 4-BUÔN TIỀN (NGÂN HÀNG/NGOẠI HỐI/TÀI CHÍNH NÓI CHÚNG/VÀNG)

 
Bà Trần Ngọc Bích khai rằng bà không hề hay biết việc 5.190 tỷ đồng bị VNCB chuyển ra khỏi tài khoản của bà. Đây là một lời khai gian dối nghiêm trọng nhằm lấy VNCB kê vào cho một mối quan hệ làm ăn bất thành giữa bà và ông Phạm Công Danh. Nói cách khác, bà buộc VNCB phải trả món nợ mà thực chất ông Danh đã vay mượn của bà với lãi suất cao.
Sơ đồ dòng tiền:
 
Giải thích sơ đồ (Theo thông tin đăng tải trên báo chí và lời khai của Bà Trần Ngọc Bích):
 
Mục số 1: 17 người trong đó có bà Bích gửi tổng cộng 5.880 tỷ (124 sổ tiết kiệm). Số sổ này Ngân hàng Xây dựng vẫn giữ và không gây tranh cãi.
 
Mục số 2: 14 người trong số đó vay 5.190 tỷ để kinh doanh. Việc này có giấy tờ đầy đủ và khoản vay hợp lệ. Vì thủ tục duyệt vay rất phức tạp và kéo dài, nên khi được Ngân hàng đồng ý là những người này triển khai ngay. Mặc dù thời điểm đó, dự án cần đầu tư chưa phải sử dụng đến tiền.
 
Mục số 3: Sau khi vay được 5.190 tỷ, nhóm bà Bích lập tài khoản ở Ngân hàng Xây dựng để cất giữ tiền. Khoản tiền này được gửi kì hạn 2 tháng tại ngân hàng.
 
Mục số 4: Ngày 21/4/2014, đến hạn phải trả khoản tiền ở mục 2, bà Bích đã đến Ngân hàng Xây dựng và làm thủ tục tất toán. Khoản tiền bà Bích dùng để trả nợ chính là khoản tiền bà Bích đang cất giữ trong ngân hàng ở mục 3. Nhưng, lãnh đạo VNBC viện lý do là Ngân hàng đang bị thanh tra nên không thể tất toán.
 
Theo lời khai của Bà Bích thì bà vay VNCB 5.159 tỷ đồng rồi gửi kỳ hạn 2 tháng mà không dùng, 8 tháng sau đến thời hạn trả, bà viết ủy nhiệm chi yêu cầu VNCB tất toán hồ sơ vay. Điều này phi lý, bởi không ai vay tiền rồi đem tiền ấy gửi lại ngân hàng, đợi đến thời hạn trả nợ, đến ngân hàng rút chính số tiền ấy tất toán hồ sơ vay bởi vì lãi suất tiền vay luôn lớn hơn lãi suất tiền gửi.
 
Sự phi lý ấy, chứng tỏ bà Bích gian dối trong lời khai. Chắc chắn, bà đã sử dụng số tiền vay trong thời gian 8 tháng kể từ khi vay đến khi bà yêu cầu ngân hàng tất toán hồ sơ vay. 
 
Bà Bích sử dụng 5.190 tỷ tiền vay để làm gì và tại sao khi chuyển tiền lại không có chữ ký của bà? 
 
Theo hồ sơ vụ án, trong thời gian từ tháng 12-2012 đến tháng 7-2013, đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích với tổng số tiền VNCB đã giải ngân hơn 17.761 tỷ đồng, trong đó có 16.260 tỷ được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh. Các khoản này đã được tất toán hết.
 
Cho đến ngày 21 và ngày 26/8/2013, có 5.190 tỷ đồng được rút ra từ tài khoản bà Bích tại VNCB và chuyển đến các tài khoản của Phạm Công Danh nhưng không có hồ sơ, chứng từ, không có chữ ký của chủ tài khoản. 
 
Các cán bộ cấp dưới của ông Danh xác nhận giữa ông Danh và bà Bích có mối quan hệ vay mượn nhiều lần trước khi xảy ra sự vụ rút 5.190 tỷ đồng.
 
Kết hợp các thông tin trên có thể thấy ông Danh vay của bà Bích đến 16 lần (đã tất toán) với tổng số tiền 16.260 tỷ đồng. Hai lần cuối cùng xảy ra sự cố với số tiền 5.490 tỷ đồng (gồm 5.190 tỷ và 300 tỷ), ông Danh mất khả năng trả nợ cho bà Bích. Lưu ý rằng, việc ông Danh trả nợ cho ông Thanh(cha bà Bích) hay cho bà Bích được xem là như nhau(có thể trả cho bà Bích thông qua tài khoản ông Thanh) phụ thuộc thỏa thuận giữa hai bên khi trả nợ.
 
Tất yếu, không ai cầm hơn 5.000 tỷ cho người khác vay mà không “nắm” cái gì làm sự đảm bảo. Tại thời điểm vay 5.190 tỷ đồng(tháng 8/2013) và cho ông Danh vay lại, bà Bích đã không ký vào hồ sơ chuyển tiền từ tài khoản của bà cho ông Danh là có chủ đích nhằm đề phòng rủi ro nếu ông Danh không trả được nợ, bà sẽ buộc VNCB trả với lý do VNCB chuyển tiền đi không có chữ ký của bà. Việc bà cho ông Danh vay 5.190 tỷ đồng thực chất là để tất toán những khoản vay trước đó cho ông Thanh(cha của bà), vì món tiền 5.190 đồng cuối cùng đã chuyển vào tài khoản ông Thanh rõ ràng theo sơ đồ sau:
 
 
Về phần ông Danh, vì muốn có tiền trả nợ cho ông Thanh, nên ông Danh đã chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền trước khi có chữ ký của bà Bích, bởi bà Bích có ký hay không thì số tiền đó vẫn là để phục vụ cho việc trả nợ của ông Danh cho ông Thanh.
 
Tình huống ở đây cho thấy ông Danh bị sa lầy trong cuộc phiêu lưu mạo hiểm và bất minh trong kinh doanh nên mất khả năng trả nợ cho bà Bích, bà “Trang phố núi” làm mai mối thì đã chuồn ra nước ngoài. Trước tòa, bà Bích biết không thể “nắm tóc” ông Danh nên bà đành sử dụng nước cờ cao tay đã dự phòng từ trước.
 
Hiện VNCB đã bị NHNN mua 0 đồng, có nghĩa là hiện nay VNCB là ngân hàng 100% vốn nhà nước.
 
Biên bản thỏa thuận với bà Bích và Nghị quyết của VNCB ngày 22/4/2014 có nội dung là khoanh lãi, phí và VNCB không đơn phương tất toán các sổ tiết kiệm có liên quan cho đến khi sự việc được làm sáng tỏ bởi người có thẩm quyền.
 
Thế nhưng, khi bà Bích trình Biên bản và Nghị quyết của VNCB ngày 22/4/2014 trước tòa, một số tờ báo vội vàng cho rằng đó là bằng chứng VNCB giấu bà Bích thông tin chuyển tiền. Hồ đồ hơn, các bài báo còn cho rằng chứng cứ ấy xem như đã tất toán khoản tiền vay 5.190 tỷ của bà Bích tại VNCB. Điều đó vô tình các tờ báo đã tiếp tay cho sự gia dối của bà Bích, khiến nhà nước có nguy cơ mất số tiền 5.190 tỷ đồng.

OTHER NEWS

Ngân hàng này vừa có quyết định thôi cử người đại diện phần vốn góp tại Sacombank, là bước chuẩn bị cho việc thoái vốn.     Theo thông tin vừa được Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Eximbank hiện không còn người […]

Read more

https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-09-10/china-factory-deflation-deepens-consumer-price-gains-stabilize?srnd=premium-asia

Read more