TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Mặt khác, con số 1.119 tỷ đồng nói trên có thể lớn, nhưng vẫn chưa gây sốc bằng tính đột biến của nó. Tuần bán ròng vượt quá 1.000 tỷ đồng gần nhất của khối ngoại là tuần từ 13-17/10/2014. Cũng phải nhấn mạnh rằng từ 2013 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có 2 tuần mà quy mô giao dịch bán ròng vượt quá 1.000 tỷ và tuần này là tuần thứ hai. Điều đó nói lên rằng đột biến này là cực kỳ khác biệt.

Thị trường vẫn thường được chứng kiến các phiên giao dịch bán ròng 500-700 tỷ đồng hàng tuần, nhưng đó phổ biến là những tuần có giao dịch của hai quỹ ETF trong các dịp tái cơ cấu danh mục. Với nhu cầu giao dịch lô lớn, thật ra những tuần đó lại không có gì bất ngờ.

Tuần qua thị trường hoàn toàn bình thường, nghĩa là chỉ có các tổ chức đầu tư thông thường giao dịch mà không trùng vào thời điểm tái cơ cấu của các quỹ ETF. Vì thế đây chắc chắn là sự thay đổi chiến lược đầu tư của các tổ chức này.

Nhìn theo tháng trong 4 năm trở lại đây, tháng 8 nào khối ngoại cũng bán ròng với quy mô tương đối lớn. Tháng 8/2013 khối ngoại bán ròng 830,2 tỷ đồng; tháng 8/2014 là -956,4 tỷ đồng; tháng 8/2015 là -191 tỷ đồng. Chưa hết tháng 8/2016, khối ngoại đã bán ròng khoảng 908,4 tỷ đồng.

Trừ năm 2013, cả 3 năm gần đây khối ngoại đều bán ròng tháng 8 sau khi đã mua ròng lớn trong 4 tháng trước đó. Như vậy, việc bán ròng lớn trong tháng 8 hàng năm có khả năng cao là quy luật chốt lời thông thường.

Điểm khác biệt của năm nay có lẽ là mức độ bán ra rất lớn dồn vào một thời điểm, chính là tuần giao dịch vừa qua với trên 1.000 tỷ đồng.

OTHER NEWS

Read more

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã bán 15% vốn điều lệ với giá 34.000 đồng/cổ phiếu cho Mizuho Corporate Bank (Nhật Bản), thu về khoảng 11.182 tỷ đồng. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) bán 20% vốn điều lệ với giá 24.000 đồng/cổ phiếu cho The Bank of Tokyo – Misubishi […]

Read more