TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Nếu như Trung Quốc tẩy chay hàng hóa Mỹ như đã làm với hàng hóa Nhật Bản, các thương hiệu như Nike, General Motors, Ford và Tiffany sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ở chiều ngược lại, Mỹ có thể ra lệnh cấm vận và gây áp lực lên một số công ty điện tử của Trung Quốc như Lenovo và ZTE.

 

Trong bối cảnh tân Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng và có nhiều tuyên bố chống lại Trung Quốc, giới phân tích đang vẽ ra danh sách người thắng và kẻ thua trong trường hợp căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang.

Ở thời điểm này, ông Trump vẫn chưa đưa ra bất cứ kế hoạch cụ thể nào về vấn đề này. Tuy nhiên có một điều chắc chắn, đó là Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với bất kỳ động thái nào đi theo chủ nghĩa bảo hộ. Có thể nhận ra điều này nếu nhìn vào cuộc chiến thương mại Nhật – Trung năm 2012.

Theo ngân hàng Credit Suisse, nếu như Trung Quốc tẩy chay hàng hóa Mỹ như đã làm với hàng hóa Nhật Bản, các thương hiệu như Nike, General Motors, Ford và Tiffany sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ở chiều ngược lại, Mỹ có thể ra lệnh cấm vận và gây áp lực lên một số công ty điện tử của Trung Quốc như Lenovo và ZTE. Nhưng trong kịch bản này thì các nhà sản xuất trong nước ở cả Trung Quốc và Mỹ sẽ là người hưởng lợi.

Hao Hong, chuyên gia phân tích tại Bocom International Holdings, cho biết hầu hết những người mà ông nói chuyện đều nghĩ rằng chiến tranh thương mại là một “chú thiên nga đen” trên thị trường, tức là hiện tượng kinh tế mà nhà đầu tư không thể nào dự đoán về hậu quả và do hiện tượng này bắt đầu từ những thay đổi trong chính sách.

Tuy nhiên, Hong nhận định khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là khá lớn. Trump từng tuyên bố sẽ áp thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (dù sau đó đã bác bỏ). Sau lễ nhậm chức của ông hôm 20/1, tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc ngay lập tức có bài viết nhận định bài phát biểu của Trump báo hiệu “khả năng cao” sẽ có sự va chạm trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nguồn: Bloomberg.

Theo Reto Hess, trưởng nhóm nghiên cứu chứng khoán tại Credit Suisse, về phía Trung Quốc các công ty xuất khẩu hàng điện tử gia dụng, dệt may và đồ gia dụng sẽ là những “nạn nhân” lớn nhất nếu xung đột nóng lên. Nguyên nhân là bởi họ có một phần không nhỏ doanh thu đến từ các khách hàng Mỹ.

Ví dụ, những công ty như GoerTek (chuyên về công nghệ không dây) và công ty dệt may Regina Miracle International Holdings có hơn 70% doanh thu đến từ thị trường Mỹ. Xét theo góc độ này đây sẽ là 2 công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất trên TTCK Trung Quốc, theo Morgan Stanley.

Những công ty Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ thị trường Mỹ nhiều nhất. Nguồn: Bloomberg.

Ở chiều ngược lại, các nhà sản xuất chip của Mỹ như Ambrella Inc. và Texas Instruments Inc. đứng đầu nhóm những cổ phiếu bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi có hầu hết doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.

Và những công ty Mỹ chịu ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc nhiều nhất. Nguồn: Bloomberg.

Nếu người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu Mỹ (giống như đã làm với hàng hóa Nhật Bản năm 2012), các nhà sản xuất nội địa như công ty ô tô BYD và nhà sản xuất đồ thể thao Anta sẽ hưởng lợi.

Các thương hiệu nước ngoài ở Trung Quốc cũng sẽ có thêm thị phần vì trở thành một lựa chọn thay thế. “Người tiêu dùng Trung Quốc có thể quyết định mua một chiếc xe hơi của Đức thay vì Mỹ, hoặc mua áo phông của Adidas thay vì Nike”.

Theo Jonathan Garner, chuyên gia đến từ ngân hàng Morgan Stanley, nhìn chung thì phía Mỹ sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu một cuộc chiến thương mại nổ ra. Trong khi gần 10% các công ty trên sàn chứng khoán Mỹ có ít nhất 10% tổng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc, tỷ lệ ở Trung Quốc là chưa đến 2%.

Trong trường hợp hai bên thương lượng được một thỏa thuận hợp lý thay vì đối đầu với nhau, Garner nhận định bên hưởng lợi nhiều nhất là các công ty năng lượng, giải trí, công nghệ và du lịch của Trung Quốc. Nhóm công ty Mỹ hưởng lợi là viễn thông và các nhà sản xuất chip.

Tuy nhiên kịch bản tích cực có ít khả năng xảy ra hơn vì Trump đã đưa ra nhiều lời cảnh báo. “Khó có thể xảy ra trường hợp nội các của ông Trump không có bất cứ động thái nào. Nếu căng thẳng bắt đầu leo thang, gần như chắc chắn các cổ phiếu có liên quan sẽ bị bán tháo”, David Cui – chiến lược gia của ngân hàng Bank of America – nhận định.

OTHER NEWS

Tác giả: Andrei Popescu, ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân

Read more

1-Kể từ năm 2011, con số GDP của Mỹ sau khi đánh giá lại luôn thấp hơn nhiều so với con số sơ bộ được công bố trước đó. Có thể thấy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang phải đối mặt với khoảng cách giữa tăng trưởng thực tế và những con số […]

Read more