TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Dưới đây là 6 tuyệt chiêu được các chuyên gia quản lý quỹ tại Fidelity Investments, Franklin Templeton Invesments, Davis Advisors & Selected Funds áp dụng để chọn cổ phiếu. Theo CNN Money, mỗi chuyên gia này đa phần đang quản lý ít nhất 100 tỷ USD tại các quỹ.

  1. Bỏ qua lịch sử giá

Phần lớn người chơi chứng khoán thường tập trung quá nhiều vào lịch sử giao dịch gần đây của một cổ phiếu. Các nhà đầu tư giá trị có thể loại vài mã do chúng đã qua một giai đoạn tăng giá nhất định. Trong khi đó, những nhà đầu tư tăng trưởng nhiều khi ra quyết định ngược lại.

Dù vậy, Chris Davis – Chuyên gia Quản lý  Danh mục đầu tư tại Davis Advisors & Selected Funds lại đánh giá cả hai chiến lược trên, trong thực tế lại không hẳn đúng.

“Mọi người sẽ không muốn bỏ qua cơ hội mua cổ phiếu với giá 20 USD rồi nhìn nó tăng lên tới 40 USD. Diễn biến cổ phiếu không có quy luật nhất định, cho nên giá trị trong quá khứ của nó cũng không nói lên điều gì. Rất khó để vượt qua suy nghĩ này”, Chris đánh giá.

Còn Will Danoff - Chuyên gia đang quản lý 100 tỷ USD tại Fidelity Investments nhấn mạnh, nhà đầu tư nên chú trọng nhiều vào các chỉ tiêu cơ bản của công ty, hướng phát triển cũng như tính đa dạng ngành.

“Nếu một cổ phiếu đã tăng giá gấp đôi hay gấp ba mà bạn vẫn chưa kịp mua, cũng không nên tỏ ra tiếc nuối. Trường hợp lợi nhuận của công ty niêm yết tăng gấp 5 lần thì cũng đành cắn răng mà mua với mức giá như vậy”, Will Danoff chia sẻ.

  1. Tìm lãnh đạo có khả năng thích ứng cao

Công nghệ đang biến đổi với tốc độ nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy việc đi trước xu thế hiện là yếu tố quan trọng đối với những nhà quản lý. “Lợi thế cạnh tranh chỉ là yếu tố thời gian. Vấn đề thực sự ở đây là khả năng thích nghi của đội ngũ quản lý”, Davis đánh giá.

Chuyên gia quản lý danh mục tại Davis Advisors & Selected Funds nhấn mạnh, rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực như truyền thông, dược phẩm hay bán lẻ đang gặp khó khăn.

Một phần lý do là họ cứ mải đi theo chiến lược kinh doanh cứng nhắc với những người lãnh đạo luôn tự mãn về bản thân. “Thế giới đang thay đổi. Và nếu không chịu tiếp nhận những cái mới, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau”, Davis nói.

Một ví dụ về khả năng thích ứng nhanh phải kể đến Mark Zuckerberg – CEO Facebook. Vị lãnh đạo trẻ này đã phát triển Facebook theo hướng chú trọng thương mại hóa trên nền tảng thiết bị di động từ sau khi công ty IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng). Chiến lược này đã đáp ứng theo sự thay đổi đáng kể về hành vi người sử dụng.

“Mark và những đồng nghiệp nhìn ra tiềm năng phát triển nhanh chóng của điện thoại thông minh. Anh ta cũng gặp sai lầm nhưng lại thay đổi rất nhanh sau đó”, Will Danoff nhận xét.

  1. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm

Năm 2004, một công ty trong lĩnh vực công nghệ-Internet IPO và được quảng cáo rầm rộ, Davis đã bỏ qua cơ hội sở hữu cổ phần doanh nghiệp này. Sau 10 năm, công ty ngày đó là Google hiện đạt giá trị tới 375 tỷ USD và vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt.

Davis cho biết sẽ không bao giờ quên mình đã bỏ lỡ cơ hội này. Thậm chí ông còn gắn một chứng chỉ cổ phiếu Google lên “bức tường nhục nhã” ở công ty – nơi ghi dấu những sai lầm lớn nhất trong năm của các thành viên. Theo ông, vấn đề nằm ở chỗ nhà đầu tư học hỏi gì từ những sai lầm này và thay đổi chúng ra sao.

  1. Xác định trước rủi ro

Song song với học hỏi từ sai lầm, nhà đầu tư cần chú trọng việc lường trước rủi ro trong mọi thời điểm. Davis tiết lộ ông thích lập kế hoạch cho một cổ phiếu và đặt ra những giả thiết xấu nhất trong vòng 5 năm tới. Chẳng hạn, nếu một mã đang có triển vọng rất tốt, 5 năm nữa trong kế hoạch của Davis, nó có thể lao dốc sâu đến mức nào và ông tìm mọi nguyên nhân để lý giải.

Phương pháp này giúp nhà đầu tư duy trì cái nhìn đa chiều về một cổ phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng chuyện ngoại cảnh tác động ra sao đến chiến lược kinh doanh trước khi ra quyết định đầu tư.

  1. Khảo sát thị trường thực tế

Đầu tư vào thị trường mới nổi có thể xem là vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh khác biệt về văn hóa, phương tiện truyền thông và cả tệ tham nhũng. Đó là lý do Michael Hasenstab – Chuyên gia quản lý quỹ tại Franklin Templeton Investments dành 80% thời gian để đến tận những thị trường như Trung Quốc, Trung Âu và châu Phi khảo sát, nghiên cứu trong năm nay.

“Việc đến quan sát tận nơi rất quan trọng. Nó giúp ta có cái nhìn chính xác về bối cảnh kinh doanh và đặt câu hỏi thật chuẩn cho các khoản đầu tư” – Michael chia sẻ. Hiện ông quản lý 190 tỷ USD tại Franklin Templeton Investments.

Trước đó, từng có thời điểm Michael đánh giá thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng nhờ những thay đổi về thu nhập và sức tiêu thụ của người dân trong một đợt thị sát tại các quốc gia châu Á. Cách nghiên cứu này có thể không phù hợp với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân, nhưng Michael cho rằng họ vẫn nên lưu tâm và có thể áp dụng ngay mỗi khi ra nước ngoài.

  1. Không phải thiên nga nào cũng đen

Thuyết “Thiên nga đen” được Nassim Nicholas Taleb –Giáo sư Tài chính đồng thời là chuyên gia chứng khoán tại Phố Wall nhắc đến trong một cuốn sách xuất bản vào năm 2007. Khái niệm này chỉ những sự kiện lớn, rất tiêu cực và khó có thể xảy ra theo tính toán thông thường, chẳng hạn chiến tranh, khủng hoảng tài chính hay thảm họa thiên nhiên (bão lũ, động đất…).

Dù vậy, Chuyên gia quản lý quỹ Davis cho rằng không phải sự kiện nào được coi là “thiên nga đen” cũng để lại tác động xấu. Thế giới vẫn luôn tiến về phía trước và có rất nhiều đổi thay mang tính đột phá như sự ra đời của mạng Internet hay khái niệm toàn cầu hóa.

Thậm chí sự bùng nổ về chuyện khai thác khí đá phiến ở Mỹ đang làm thay đổi bức tranh về ngành năng lượng nước này cũng được Davis xem như một “thiên nga đen” tích cực.

“Những tin tốt và xấu vẫn luôn song hành cùng nhau. Chuyện chúng ta có thể cân bằng ra sao và tính toán rủi ro thế nào mới là bí mật của thành công”, Davis chia sẻ.

OTHER NEWS

http://soha.vn/gs-terry-f-buss-tai-sao-rat-nhieu-nguoi-viet-noi-tieng-anh-kem-nhu-vay-20181221100629963.htm PS: TIẾNG VIỆT CÒN ….NGỌNG MÀ,THƯA ÔNG TS??

Read more
Read more