TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Hoa Kỳ đã chính thức loại bỏ các ưu tiên đặc biệt của mình cho một danh sách các nền kinh tế đang phát triển bao gồm: Albania; Argentina; Armenia; Brazil; Bulgaria; Trung Quốc; Colombia; Costa Rica; Georgia; Hồng Kông; Ấn Độ; Indonesia; Kazakhstan; Cộng hòa Kít-sinh-gơ; Malaysia; Moldova; Montenegro; Bắc Macedonia; Rumani; Singapore; Nam Phi; Nam Triều Tiên; Thái Lan; Ukraine; và Việt Nam.

2-Thế nào là "Nước đang phát triển"?

Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập bình quân đầu người còn trung bình

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v..

Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm.

Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội các nước đang phát triển nhưng chưa với tới trình độ các nước phát triển được đưa vào nhóm nước công nghiệp hóa mới;

3-Thế nào là "Nước đã phát triển" (hay còn gọi "Nước công nghiệp '):

Nước phát triển, hay nước công nghiệp là một quốc gia có nền kinh tế, trình độ công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng tốt hơn các nước khác, được biểu hiện thông qua các chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP), tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP), thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income - PCI), mức độ công nghiệp hóa, số lượng cơ sở hạ tầng và mức sống chung, Tuy nhiên, việc xác định cụ thể độ phát triển của một quốc gia vẫn còn là chủ đề đang gây tranh cãi.

Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Canada.

Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước đang phát triển. Điều này khiến nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vào năm 2006, thế giới có 29 nước thành viên của mình là các nước công nghiệp (IMF gọi họ là các nước tiên tiến). Có 7 nước tiên tiến lớn (hay còn được gọi là G7), đó là: Anh, Canada, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Pháp. 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác còn lại bao gồm: Hàn Quốc, Úc, Síp, Đan Mạch, Hồng Kông, Iceland, Israel, New Zealand, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Ngoại trừ Hồng Kông và Đài Loan, các nước này cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Cả 29 nước và lãnh thổ đều được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao.

Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cho rằng thế giới có 37 nước và lãnh thổ phát triển. Ngoài 29 nước được IMF gọi là nước tiên tiến, trong danh sách của CIA còn có Andorra, Bermuda, Quần đảo Faroe, Liechtenstein, Malta, Monaco, San Marino, Vatican.

4-Thế nào là "Nước công nghiệp mới"):

Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country - NIC) là từ ngữ kinh tế-xã hội sử dụng bởi các nhà kinh tế, lý luận chính trị để chỉ một quốc gia mới công nghiệp hóa trên thế giới.

Đây là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ kinh tế xã hội như các nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Một đặc điểm của các nước công nghiệp mới (NIC) là có tốc độ tăng trưởng cao (thường là hướng về xuất khẩu). Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng là một chỉ số quan trọng để trở thành một nước công nghiệp mới. Ở nhiều NIC, đảo lộn xã hội có thể xảy ra đặc biệt là ở khu vực nông thôn; dân cư nông nghiệp di cư ra các thành thị kiếm việc làm, nơi sự đi lên của lĩnh vực chế tạo cần rất nhiều lao động.

Các NIC thường mang đặc điểm chung là:

Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện

Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo

Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới

Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu

Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài

Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.

Các nước công nghiệp mới thường nhận được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WTO, v.v. Tuy vậy, bởi những lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa, nhiều người theo chủ nghĩa bảo hộ (và có thể cả những người ủng hộ thương mại bình đẳng) phản đối hàng hóa nhập khẩu từ các nước công nghiệp mới, đặc biệt là từ Trung Quốc.

5-Thế nào là "Nước kém phát triển nhất "):

Các nước kém phát triển nhất là những quốc gia chậm phát triển nhất (xét cả về mặt kinh tế lẫn xã hội) trong số các quốc gia đang phát triển theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc. Quốc gia kém phát triển nhất còn được gọi là quốc gia nghèo nhất, hoặc thế giới thứ tư.

6- Tại sao Mỹ lại xóa Việt Nam khỏi nhóm "Nước đang phát triển" ?

6.1- Vì Việt Nam đã phát triển ?hay :

6.2-Thâm ý của Trump là “trừng phạt” Việt Nam vì xuất siêu +Thao túng tiền tệ + Theo đuôi Trung cộng + Có ý thức hệ XHCN? (Kể từ khi Tổng thống Trump ám chỉ Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng tồi tệ nhất’ trong lĩnh vực thương mại, thì có vẻ ông sẽ là thực thi những lời cảnh báo đó??) ;

6.3-HỆ LỤY :

Nhưng khi đã là quốc gia phát triển thì Việt Nam phải đối mặt với thực tế, các ưu đãi nhận bấy lâu nay sẽ bị thu hồi lại. Dễ nhìn thấy là nguồn vốn ODA sẽ kém ưu đãi, lãi suất tăng lên, kỳ hạn vay giảm xuống, các điều kiện ràng buộc ngày càng nhiều. Hệ quả là nguồn dự trữ ngoại tệ đến từ ODA sẽ giảm – ảnh hưởng khả năng trả nợ của Chính phủ, nợ công gia tăng, các chương trình xây dựng cơ sờ hạ tầng trọng yếu có thể bị đình chỉ lại hoặc chậm hơn, ít hơn so với nhu cầu về quy mô. Điểm nghẽn đó sẽ tác động ngược đến tăng trưởng của nền kinh tế. Hình thành bức tranh còn lớn hơn cả ‘bẫy thu nhập trung bình’, khiến quốc gia có nguy cơ kẹt trong sự đang phát triển, sau bức màn bình phong phát triển, dẫn đến tình trạng trì trệ, lạc hậu.

OTHER NEWS