TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY NO.1006: EVFTA/EVIPA : ĐỪNG LẠC QUAN TẾU !

Vào lúc 12 giờ trưa ngày 12 tháng năm 2020, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

Tỉ lệ bỏ phiếu cho EVFTA là: 401 ủng hộ, 192 chống, và 40 phiếu trắng.

EVFTA được EU gọi là "thỏa thuận tham vọng, chi tiết, hiện đại nhất mà EU từng ký với một nước đang phát triển".

Nghị quyết của Nghị viện EU đi kèm EVFTA cũng được thông qua với tỉ lệ 416 ủng hộ, 187 chống, 44 trắng.

Với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, 407 ủng hộ, 188 chống, 53 trắng.

Nghị quyết đi kèm Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua với tỉ lệ 406 ủng hộ, 184 chống, 58 trắng.

Đồng thời với việc thông qua EVFTA, Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam "có thể bị tạm ngừng nếu có vi phạm nhân quyền" trong tương lai.

Và đây là một trong những điểm then chốt trong chính sách cây gậy và củ cà rốt của EU với Việt Nam.

1-Tức là khi EVFTA đang có hiệu lực, các loại hàng hóa của Việt Nam đang được xuất khẩu vào các nước EU được miễn thuế. Nhưng nếu phía Việt Nam có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng thì cơ quan hành pháp EU và cả Nghị viện EU có quyền cho dừng hiệu lực của Hiệp định.

Việc tạm dừng hiệu lực thi hành của EVFTA sẽ làm cho các công ty sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào EU phải ngưng hoạt động, hàng triệu công nhân thất nghiệp.

2-Chúng ta có thể thấy thâm ý của EU qua các phát biểu của các quan chức Nghị viện EU sau cuộc bỏ phiếu.

Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU, Bernd Lange, tuyên bố:

"Lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi một quốc gia. Vì vậy Nghị viện bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận thương mại với Việt Nam."

"Đây là lý do vì sao Nghị viện EU bỏ phiếu đồng ý với thỏa thuận mậu dịch này, và cùng nó, chúng ta đẩy mạnh vai trò của EU tại Việt Nam và trong vùng, đồng thời đảm bảo rằng tiếng nói của chúng ta có sức mạnh hơn trước."

Ông Lange nói tiếp:"Đây là điều đặc biệt quan trọng trước những vấn đề chúng ta không đồng ý với nhau, như vai trò của báo chí tự do hay quyền tự do chính trị (free press or political freedom).

Chúng tôi cũng mở rộng phạm vi để xã hội dân sự hoạt động. Công việc của chúng tôi từ nay là là sao thỏa thuận này được đem vào thực hiện."

Đồng thời Geert Bourgeois hiện là báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), phát biểu:

"Bên cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam.

"Việc thông qua sẽ thúc đẩy thêm tiến bộ về tiêu chuẩn lao động, môi trường và tôn trọng nhân quyền."

3-Theo thông báo của phía EU, "Việt Nam cam kết sẽ phê chuẩn hai luật mà Nghị viện EU yêu cầu, một là luật xóa bỏ lao động cưỡng bức (năm 2020), và hai là về tự do hội họp (freedom of association, 2023)."

Và đây là điểm quan trọng nhất khi công dân Việt Nam có quyền tự do hội họp, lập hội và các tổ chức công đoàn độc lập.

Để được Ủy ban Âu châu ký kết EVFTA thì Việt Nam đã sửa luật Lao động vào cuối năm 2019 cho phép công nhân được thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở.

Trong khi chờ đợi tới năm 2023 để  Việt Nam phê chuẩn Công ước số 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, qui định trong luật Lao động cho công nhân được thành lập tổ chức công đoàn độc lập trong các doanh nghiệp;

4-Khó khăn nhất đối với hàng hóa Việt nam khi xuất khẩu vào EU không chỉ là hàng rào thuế quan ,mà là hàng rào kỹ thuật ,công đoàn và tiêu chuẩn môi trường ,trong khi hàng xuất khẩu của ta lại chủ yếu là nông hải thủy sản và "thâm dụng lao động giá rẻ",vốn rất nhạy cảm.Còn hàng hóa EU bán vào Việt Nam thì ngược lại.

5-Lĩnh vực đầu tư cũng vậy,khả năng Việt Nam đầu tư FDI cũng như FII vào EU gần như bằng không,còn dòng vốn từ EU vào Việt Nam cũng chưa nhiều,chưa kể Việt Nam vừa bị Hoa Kỳ xóa khỏi danh sách "Nước đang phát triển" (Tham khảo Case Study N0.1005 trên my web ) và TT Trump cũng vừa bắt đầu một cuộc thương chiến "thế hệ mới 2.0" với EU bằng việc đánh thuế hãng máy bay Airbus,và chuẩn bị đàm phán FTA thế hệ mới với Anh quốc hậu Brexit và Ấn độ (Mô phỏng USMCA );

6-Cam-pu-chia (CPC) sẽ là một trong nhiều chứng tỏ như thế đối với EU, nơi lợi ích địa chính trị và thương mại yếu hơn so với Việt Nam, nhưng Liên Âu liên tục nhún nhường về vấn đề nhân quyền.

Tuy nhiên mới đây, Liên Âu đã có thái độ mạnh mẽ hơn trước thách thức của chính quyền Hun Sen khi EU đang đắn đo quyết định liệu có nên chấm dứt chế độ ưu đãi thương mại đặc biệt cho Cam-bốt vì các quan ngại về nhân quyền hay không. Cụ thể, Liên Âu quyết định sẽ đình chỉ một phần các ưu đãi thương mại mà Phnôm-pênh được hưởng vì vi phạm quyền con người có hệ thống, Ủy ban Liên Âu cho biết hôm thứ Tư.

“CPC sẽ mất khoảng 20 phần trăm các quyền ưu đãi mà họ được hưởng theo thoả thuận “Tất cả trừ vũ khí” (EBA) mà EU dành cho 48 quốc gia nghèo nhất thế giới.  Tỷ lệ này tương đương với một tỷ euro (1,1 tỷ Mỹ kim) xuất khẩu của Cam-bốt sang EU.”

Và nếu không có gì thay đổi, thì ngày 12-08, quyết định này sẽ có hiệu lực.

Đây là hệ quả mà chính phủ của Thủ tướng Hun Sen gánh chịu sau khi ‘thoải mái’ đàn áp đối lập, các nhóm xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông trong ba năm qua.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Âu Josep Borrell nói trong một tuyên bố.  “Để các ưu đãi thương mại được phục hồi, chính quyền CPC cần thực hiện các biện pháp cần thiết.”

Dù chính quyền Hun Sen vẫn dựa lưng Trung Quốc để tuyên bố cứng rắn sẽ ‘không khuất phục’. Tuy nhiên, thời gian sẽ cho Hun Sen câu trả lời chính xác về ‘tầm nhìn’ này. Điều đáng nói, thái độ thách thức của Hun Sen là hệ quả phát sinh từ câu chuyện trước đó, khi EU nhiều lần ‘đe doạ’ theo hướng giơ cao đánh khẽ.

Trường hợp CPC là một bằng chứng tạo niềm tin cho người hoạt động nhân quyền Việt Nam, về nhân quyền trong EVFTA là có thật, bao gồm chế tài hiệu quả nếu xảy ra vi phạm.

Bên cạnh cam kết mạnh mẽ của EU trong giám sát thi hành EVFTA nói chung và cam kết nhân quyền nói riêng trong Hiệp định. Thì bản thân mỗi tổ chức xã hội dân sự cần tiếp tục nỗ lực hoạt động, trên cơ sở ôn hoà, phản biện và nhân quyền chủ động để cùng Liên Âu, Chính phủ Việt Nam thúc đẩy nhân quyền Việt Nam bước sang một trang mới.

Kết luận: Nhiều người cho rằng việc thông qua EVFTA +EVIPA sẽ là cứu cánh đúng lúc cho dịch coronavirus và Mỹ hủy tư cách "Nước đang phát triển" trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung chưa có hồi kết (ngay cả việc thực hiện các cam kết theo "Thỏa thuận giai đoạn 1" cũng còn đang tù mù !),cùng với vụ Căm-Pu-Chia ,thì quả là quá vội vàng,quá LẠC QUAN TẾU !

OTHER NEWS

While the shift has given an economic boost to countries like Vietnam and Cambodia, suppliers face challenges such as infrastructure bottlenecks and a lack of skilled labour in these fledgling economies.

Read more
Read more