TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Quốc hội Myanmar đang chuẩn bị bầu ra một vị Tổng thống mới cho nước này, và ứng viên tiềm năng là một nhân vật thân tín với bà Aung San Suu Kyi.

Dù Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD) thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi cuối năm ngoái ở Myanmar, bà Suu Kyi, thủ lĩnh đảng, vẫn không thể ra tranh cử Tổng thống ở nước này vì quy định trong Hiến pháp.

Theo Hiến pháp do quân đội Myanmar soạn ra vào năm 2008, một người có con là công dân của quốc gia khác sẽ không được phép trở thành Tổng thống của nước này. Nhiều người tin rằng, quy định này nhằm mục đích để bà Suu Kyi không bao giờ có thể trở thành nhà lãnh đạo đất nước Myanmar, bởi hai người con của bà đều là công dân Anh.

Theo hãng tin CNN, được NLD đề cử cho ghế Tổng thống Myanmar là Htin Kyaw, một người bạn thân thiết của bà Suu Kyi, tốt nghiệp Đại học Oxford, và là một thành viên lâu năm của đảng này. Cha vợ của ông Htin Kyaw là một nhân vật đóng vai trò tích cực trong quá trình thành lập NLD.

Bà Suu Kyi từng nói, cho dù không thể trở thành Tổng thống, bà sẽ là người “đứng trên Tổng thống”.

Năm nay 69 tuổi, ông Htin Kyaw là một trong số những phụ tá thân tín nhất của bà Suu Kyi, và là một trong số ít người được phép tới thăm bà Suu Kyi trong thời gian bà bị quản thúc tại gia. Ông cũng là người đã học cùng bà Suu Kyi ở Anh, thậm chí từng có thời gian làm tài xế cho bà Suu Kyi, và chơi thân với phu quân của bà.

Theo quy trình bầu cử của Myanmar, sẽ có 3 ứng cử viên cho cương vị Tổng thống. Trong đó, một người sẽ trở thành Tổng thống, còn hai người kia sẽ là Phó tổng thống.

Thượng viện Myanmar đã đề cử ông Henry Van Thio, một người dân tộc thiểu số Chin. Trong khi quân đội nước này đề cử Khin Aung Myint, một thành viên lực lượng không quân.

Xét tới đa số ghế của NLD trong Quốc hội Myanmar, nhiều khả năng ông Htin Kyaw sẽ trở thành Tổng thống.

Cuộc bầu cử tháng 11/2015 ở Myanmar có ý nghĩa lịch sử, bởi đây là cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này sau 25 năm. Vào năm 1990, đảng của bà Suu Kyi cũng thắng trong cuộc bầu cử ở Myanmar, nhưng phe quân đội không công nhận kết quả và đưa Suu Kyi cùng nhiều đồng nghiệp của bà vào quản thúc tại gia.

OTHER NEWS