TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-     Trên thực tế, thỏa thuận đóng băng sản lượng này chỉ có phạm vi giữa hai nước là Nga và Ả Rập Saudi, còn các nước thành viên khác của OPEC thì không.

2-     Đặc biệt là hai quốc gia xuất khẩu hàng đầu của tổ chức này là Iran và Iraq.

3-     Người đứng đầu của bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt là Eugen Weinberg cho biết, “Nếu Iran và Iraq không phải là một phần của thỏa thuận đóng băng sản lượng này, thì hiệu quả mà nó tạo ra sẽ chẳng đáng là bao”.

4-     Theo thống kê, Iraq đang là quốc gia đứng thứ hai OPEC về sản lượng khai thác.

5-     Ở thời điểm hiện tại sản lượng của nước này đang đạt mức kỷ lục là 4,35 triệu thùng/ngày trong tháng 2.2016, và sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

6-     Còn Iran thì ngay lập tức xuất 3-4 triệu thùng sang châu Âu sau khi các lệnh cấm vận nước này bị dỡ bỏ. Theo tính toán của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran là Bijan Zanganeh thì nước này có thể đạt mức xuất khẩu 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 3.2016 và sau đó tăng lên mức 2 triệu thùng/ngày.

7-     Điều này có nghĩa là dù Ả Rập Saudi sẽ đóng băng sản lượng khai thác của mình và không tăng thêm, thì tổng sản lượng khai thác và xuất khẩu của toàn khối OPEC vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, trong khi đó thì Nga lại đang buộc phải giữ nguyên sản lượng khai thác của mình thông qua thỏa thuận với Ả Rập Saudi tại Doha vừa qua.

8-     Nó có nghĩa là OPEC sẽ tiếp tục mở rộng thị phần của mình trên thị trường thế giới, dù thị phần của Ả Rập Saudi có thể sẽ giảm đi.

9-      Rõ ràng, xét về tổng thể, thì đây là một thỏa thuận có phần bất lợi cho Nga.

+ Trong vài năm trở lại đây, thế cân bằng giữa Nga và OPEC đã được thiết lập, khi mà Ả Rập Saudi tìm cách đẩy lùi Nga ở thị trường EU và thậm chí là ở cả một số nước Đông Âu như Ba Lan, trong khi đó Nga lại vượt qua Ả Rập Saudi để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc.

+Tuy nhiên, khi Iran đã trở lại cuộc chơi và đang ồ ạt xuất khẩu hàng triệu thùng dầu sang thị trường châu Âu vốn trước đây là nơi Nga chiếm ưu thế hoàn toàn, thì cán cân dường như đang nghiêng về phía OPEC.

10-Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên OPEC hợp tác với một nước nằm ngoài tổ chức này để can thiệp vào giá dầu trên thị trường thế giới. Vào năm 1999, OPEC cũng đã bắt tay với một số nước xuất khẩu dầu khác nằm ngoài tổ chức như Mexico để chống lại sự sụt giảm giá dầu.

11- Ở thời điểm 1998-1999 giá dầu đã từ mức 10 USD/thùng tăng vọt lên mức 140 USD/thùng sau khi có sự can thiệp này. Điều đáng chú ý là trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng khi đó giữa OPEC và Mexico, thì Ả Rập Saudi đã cho phép Iran là một ngoại lệ, không những không giảm sản lượng mà còn tăng lên đáng kể.

12 -Điều tương tự cũng đang lặp lại ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên với một quy mô lớn hơn nhiều. Nếu như trong lần hợp tác năm 1999, chỉ có Iran là một ngoại lệ và toàn bộ các nước thành viên OPEC phải cắt giảm sản lượng;

 13-KL: Thì lần này sẽ chỉ có Ả Rập Saudi đóng băng sản lượng mà thôi, tất cả các thành viên còn lại của OPEC vẫn được tiếp tục gia tăng sản lượng nếu muốn.

OTHER NEWS

Read more

PS: NỘI BẤT AN + NGOẠI BẤT ĐỊNH =??? “Thắt chặt dây an toàn! Quan sát kỹ lối thoát hiểm !Cách này hay cách khác, trước mặt là một đoạn đường kinh hoàng trong vài năm sắp tới”-ẨN SỸ ĐẠI NGU

Read more