TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

1-Bên cạnh những thành công vô cùng to lớn mà BIDV đã gặt hái được dưới thời Chủ tịch Trần Bắc Hà, vẫn còn đó những điều dang dở mà vị Chủ tịch này chưa thể hoàn thành tại BIDV.

2- Đặc biệt là những khoản nợ xấu,trong đó có :Khoản nợ khổng lồ 10.664 tỷ tại Hoàng Anh Gia Lai

+ Tính đến hết năm 2015, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nợ khoảng 27.099 tỷ đồng tiền vay ngắn hạn và dài hạn. Trong đó số đó 10.664 tỷ đồng là tiền vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bao gồm các khoản cho vay thông thường và thu xếp phát hành trái phiếu. Những khoản nợ này đã đến hạn phải trả nhưng HAGL vẫn chưa thể thanh toán cho phía chủ nợ.

+ Cuối tháng 4/2016, tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2016 của BIDV, ông Phan Đức Tú – Tổng giám đốc BIDV cho biết: Các khoản nợ của HAGL tại ngân hàng này đều có tài sản đảm bảo và số dư nợ vẫn trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Ông Phan Đức Tú cũng khẳng định HAGL chỉ đang gặp khó khăn về thanh khoản chứ không hề mất khả năng trả nợ. Giá trị tài sản đảm bảo của HAGL tại BIDV được định giá vào khoảng 18.000 tỷ đồng so với số dư nợ 10.664 tỷ. Cũng tại cuộc họp ông Trần Bắc Hà cho biết nếu bán toàn bộ tài sản đảm bảo của HAGL tại BIDV thì có thể thu hồi cả gốc lẫn lãi nhưng nếu bán đi thì HAGL sẽ rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn.

3- Khối lượng nợ xấu tăng vọt:

+ Mặc dù trong báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2016, BIDV đã thống nhất không đưa khoản nợ 10.664 tỷ của HAGL vào danh mục nợ xấu thế nhưng khối lượng nợ xấu của ngân hàng vẫn gia tăng đột biến.

+ Cụ thể 6 tháng đầu năm 2016, 11 ngân hàng công bố báo cáo tài chính sở hữu hơn 48.882 tỷ đồng nợ xấu, trong số đó chỉ riêng BIDV đã "ôm" tới 13.183 tỷ đồng, tăng 36% so với cuối năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2% so với 1,62% ở giai đoạn cuối năm ngoái.

+ Trong cơ cấu nợ xấu của BIDV có 4.514 tỷ đồng nợ dưới tiêu chuẩn, tăng 13,5% so với đầu năm; nợ nghi ngờ là 2.326 tỷ đồng, tăng tới hơn 1.438 tỷ đồng so với con số xấp xỉ 888 tỷ ở giai đoạn đầu năm; nợ có khả năng mất vốn là 6.343 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ so với con số này đầu năm 2016.

OTHER NEWS

Read more

Việc phát hành 9.000 tỷ VNĐ trái phiếu sẽ giúp Tập đoàn Masan (MSN) giảm chi phí vốn và tối ưu hóa bảng cân đối kế toán qua việc trả nợ của các khoản vay khác  

Read more