TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Chỉ còn chưa đầy nửa năm theo kế hoạch, nhưng còn tới hơn 2/3 doanh nghiệp (DN) phải cổ phần hóa (CPH) vẫn đang dậm chân tại chỗ (phần lớn rơi vào các tổng công ty, tập đoàn kinh tế).

Sáng 23/7, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị đối thoại cấp cao với Nhóm đối tác tài chính công là các thể chế, tổ chức kinh tế tài chính lớn trên thế giới (World Bank, ADB, EU, IMF, JICA,…). 

Phó Cục trưởng Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến cho biết, kể từ đầu năm đến nay đã thực hiện CPH 61/289 DN. Hiện còn 57 DN chưa triển khai quá trình CPH và Thủ tướng đã giao các bộ, ngành kiểm điểm và đưa ra giải pháp chấn chỉnh.

Ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nhắc lại với đánh giá: “Cải cách DNNN còn khó khăn với 228 DN chưa CPH”.  Nhiều tồn tại ở khu vực DN lớn được vị chuyên gia này chỉ ra, như: tài sản, nợ không rõ ràng, quản trị DN yếu, thiếu minh bạch. “Những điều ấy làm nản lòng nhà đầu tư mới”, ông Aaron Batten nhận xét. Ngay như với các DN đã thực hiện CPH, vị chuyên gia này cho rằng chỉ mới diễn ra “một phần”.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đồng chủ trì hội nghị cũng lưu ý tái cơ cấu DNNN không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng. “Phải làm sao tạo sân chơi bình đẳng để tiếp cận bình đẳng về các vấn đề đất đai, nguồn vốn và làm sao đảm bảo minh bạch thông tin”, bà Kwakwa nhận định.

Ông Aaron Batten nhận xét, quá trình CPH hiện chỉ tập trung bán lượng nhỏ cổ phần nhà nước và khu vực tư nhân kiểm soát ít cổ phiếu tại các DN. Điều này làm nhà đầu tư tư nhân có ít quyền trong việc tái cấu trúc DN. “Theo tính toán, hiện chỉ có khoảng 8% DNNN cung cấp báo cáo tài chính trên trang chủ. Tức là thiếu rõ ràng, thiếu minh bạch và khó đo lường tình hình hoạt động của DN sau CPH”, đại diện ADB cho hay.

Giải đáp những nghi ngại của giới chuyên gia, liên quan đến việc công khai thông tin, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, hiện đã có quy định về vấn đề này và sẽ có chế tài xử lý việc chậm hoặc không công bố, công khai thông tin. Với DN lớn chậm CPH, sắp tới Chính phủ và Bộ sẽ đẩy nhanh bằng nhiều giải pháp tài chính cụ thể, trong đó có vấn đề xử lý nợ.

OTHER NEWS

PS: ĐÚNG ..QUY TRÌNH MÀ?!HEHE…

Read more

Theo Bộ Tài chính, năm 2014 – 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thoái vốn đã đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm mới đạt khoảng 40% tổng số vốn cần phải rút.

Read more