TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Cũng như bao kế hoạch đầu tư khác, thỏa thuận giữa Vietcombank với GIC (quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore) không phải là vô thời hạn. Hay, GIC không ngồi chờ cho đến khi kế hoạch bán vốn của Vietcombank được các cấp sở tại phê duyệt.

Tháng 10 sắp trôi qua, thỏa thuận đó càng đến gần hạn cuối hết hiệu lực. Nếu không được phê duyệt, đến lượt Vietcombank có nguy cơ vỡ kế hoạch tăng vốn năm nay.

Đầu tháng 9 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Singapore, kế hoạch bán vốn cho GIC của Vietcombank tưởng như đã chốt lại thành công, với bản thỏa thuận được ký kết. Thế nhưng, cho đến nay, thỏa thuận gần hết hiệu lực nhưng chưa có sự phê duyệt của các cấp.

Nguyên do, theo tìm hiểu của VnEconomy, vướng mắc vẫn là về giá bán, gánh nặng trách nhiệm phê duyệt trở nên nặng nề khi Vietcombank là tài sản lớn của Nhà nước. Trong khi đó, thị trường vẫn tiếp tục “trêu ngươi” kế hoạch này.

Chuyện như đùa, giá cổ phiếu tăng cao, doanh nghiệp càng lo. Một năm về trước, lãnh đạo Vietcombank từng trù tính, giá cổ phiếu càng lên cao sẽ càng khó bán, khó tìm được đối tác để bán theo lô lớn; kế hoạch tăng vốn nâng cao năng lực tài chính càng khó thực hiện.

Đến nay, lo xa trên đã rõ. Trước thềm đàm phán với GIC, giá bán ở khoảng 39.000 đồng, thị giá trên sàn chỉ khoảng 41.000 đồng. Nhưng ngay sau đó giá cổ phiếu VCB của Vietcombank liên tục bùng nổ, một phần theo xu hướng chung của thị trường, vọt lên tới trên 57.000 đồng.

Ký thỏa thuận với GIC xong, Vietcombank thực hiện trả cổ tức và chính sách cổ phiếu thưởng, giá cổ phiếu điều chỉnh. Nhưng nó vẫn “không chịu” giảm sâu để về gần với giá thỏa thuận bán cho đối tác (khoảng 37.000 đồng so với khoảng 28.000 đồng).

Khi đã niêm yết, giá cổ phiếu trên sàn (dù chịu tác động từ nhiều yếu tố ngoài nội tại doanh nghiệp, thường xuyên có sóng sánh…) vẫn là một mốc tham khảo. Chênh so với giá bán cho đối tác nước ngoài lớn càng đè nặng lên vấn đề trách nhiệm với giá trị tài sản Nhà nước khi bán.

Vietcombank đang vướng ở gánh nặng trách nhiệm đó, dù nhà tư vấn Credit Suisse đã phân tích mọi nhẽ, mọi khía cạnh so sánh kỹ thuật để thuyết phục rằng giá bán cho GIC là có lợi, được giá.

Thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, Vietcombank cũng là ngân hàng Việt nam duy nhất được nhà đầu tư nước ngoài chào mức giá cao như vậy (xét theo hình thức bán lô lớn). Bản thân ngân hàng này cũng đã tìm kiếm, lựa chọn và GIC là khả dĩ nhất.

Nhưng, vướng mắc hiện nay có lẽ vẫn là liệu bán được như vậy thì tài sản Nhà nước tại Vietcombank có bị “bán rẻ” không, có cách nào để bán được lượng lớn như vậy với giá cao hơn không…?

Nhà nước quyết định những câu hỏi đó, duyệt hoặc không duyệt kế hoạch bán cho GIC. Còn đến nay, kế hoạch tăng vốn của Vietcombank vẫn kẹt đó. Đối tác hiện có là Mizuho cũng chưa thể bỏ thêm tiền để tham gia đợt tăng vốn này.

OTHER NEWS

1-EVN đã mua 0,56 tỷ kWh điện từ Trung Quốc sau 4 tháng đầu năm 2015, trong khi sản lượng điện dự kiến sẽ mua cả năm là 1,8 tỷ kWh. 2-Phản hồi về vấn đề này, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN từng cho biết, việc mua điện của các nước […]

Read more

PS: CÓ 6 LÝ DO CHÍNH :1-VÌ DÂN THỪA TIỀN VÀ KHÔNG BIẾT LÀM GÌ NÊN GỬI NH? OR 2-“QE” QUÁ LỐ (NHẰM ĐẨY GDP)? 3-TỔNG CẦU (TRONG VÀ XK) QUÁ YẾU? 4- KHI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG ĐÃ TỚI HẠN/TIPPING POINT ? 5- DN HẾT TÀI SẢN/BĐS ĐỂ THẾ CHẤP VAY VỐN MỚI? 6-NÚI […]

Read more